Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (cực ngắn) > Soạn bài: Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan) - Soạn Văn 11 (cực ngắn)

Soạn bài: Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan) - Soạn Văn 11 (cực ngắn)

Bố cục của bài Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan được chia thành 3 đoạn

– Đoạn 1 (từ đầu đến… “Nay sức, Lê Thăng”): Lệnh của quan tri huyện

– Đoạn 2 (tiếp đó đến… “Vâng”): Cuộc bắt bớ người dân đi xem bóng đá.

– Đoạn 3 (còn lại): Cảnh áp giải người đi xem bóng đá.

Nội dung bài học

Thông qua tác phẩm, tác giả đã tái hiện về cuộc vận động người đi xem bóng đá, đồng thời tác giả phê phán sự giả dối trong phong trào thể dục thể thao thời Pháp thuộc.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 177 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Điều đặc biệt của truyện đó là: Sau đoạn mở đầu, truyện có hai cảnh, hai cảnh đó nối tiếp nhau theo quan hệ nhân quả và tất cả hai cảnh đó đều từ nội dung của tờ trát.

Câu 2 (trang 177 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Mâu thuẫn trào phúng cơ bản ở đây là ở nội dung mệnh lệnh bắt buộc gắt gao dân làng Ngũ Vọng phải đi xem đá bóng và sự sợ hãi, lẩn trốn của dân làng.

- Mâu thuẫn trong từng cảnh:

+ Cảnh bắt đi xem: đi xem bóng đá là tự nguyện > < đi xem tính theo sổ đinh

+ Cảnh áp giải người xem: đi xem bóng đá là vui vẻ > < đàn áp, áp giải.

Câu 3 (trang 177 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Tác giả phê phán sự giả dối, bịm bợm của phong trào thể dục thể thao thời Pháp thuộc, trong khi đời sống nhân dân còn vô cùng nghèo khổ, đói cơm rách áo thì mọi sự cổ động chỉ là trò bịp bợm.