Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (cực ngắn) > Soạn bài: Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học - Soạn Văn 11 (cực ngắn)

Soạn bài: Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học - Soạn Văn 11 (cực ngắn)

Củng cố một số kiến thức về các kĩ năng làm văn nghị luận xã hội đã học:

+ Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội.

+ Thao tác lập luận phân tích.

+ Thao tác lập luận so sánh.

Hướng dẫn soạn bài

Gợi ý dàn bài cho một số đề tham khảo

Đề 1: Người xưa có câu: "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều".

Em hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên?

Gợi ý cách làm bài:

- Xác định dạng đề: Nghị luận về một ý kiến văn học.

- Phân tích đề:

+ Xác định luận điểm:

Giải thích ý nghĩa câu nói: "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều": Ý kiến, góc nhìn, thái độ của những người xưa đối các nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều.

+ Xác định dẫn chứng: Lấy dẫn chứng về nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều qua các tác phẩm văn học đã được học trong SGK.

+ Nêu ý kiến cá nhân về quan điểm trên: Đồng ý hay phản đối và giải thích rõ lý do.

Dàn bài gợi ý:

1. Mở bài:

- Trích dẫn câu nói: "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều".

- Làm rõ ngay hướng làm bài theo quan điểm của cá nhân với vấn đề được nêu ra: Đồng ý hay phản đối hoặc nêu ý kiến khác.

Ví dụ: Quan điểm trên của các nhà nho xưa là quan niệm cổ hủ, lạc hậu, không thể áp đặt để đánh giá hoàn toàn phẩm chất của hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều mà đặc biệt là Thúy Kiều.

2. Thân bài:

2.1 Giải thích quan điểm: Vì sao người xưa lại nói "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều"

- Đứng trên góc độ thời cuộc: Đó là thời phong kiến, lễ giáo được áp đặt nặng nề trên vai người phụ nữ. Thúy Vân và Thúy Kiều, đặc biệt là Thúy Kiều đã có những ứng xử và hành động trái với giáo điều.

- Dẫn chứng:

+ Thúy Kiều đã có một cuộc sống ở nơi xã hội phong kiến không thể chấp nhận: Lầu xanh.

→ Lời khuyên qua câu nói: Phụ nữ không được học theo Thúy Vân, Thúy Kiều. Khi nhắc đến phụ nữ, không nên kể đến Thúy Kiều kẻo làm xấu tới đức hạnh chung.

2.2 Quan điểm cá nhân

- Quan niệm cứng nhắc, quá hà khắc, bảo thủ khi nhìn nhận người phụ nữ. Nguyên nhân do xã hội Nho giáo quá nhiều giáo điều, luôn áp đặt cái nhìn phiến diện vào cuộc sống.

- Thúy Kiều thay vì không đáng được nhắc đến lại là người con gái đáng thương và đáng được trân trọng.

+ Tình yêu: Dám thể hiện tình yêu, mong được tự do đến với tình yêu và chung thủy hết lòng với tình yêu của mình. Ngay cả khi không có được tình yêu vẫn nguyện gìn giữ đến cùng. Đây là tư tưởng tiến bộ thời bấy giờ.

+ Gia đình: Thúy Kiều là người con hiếu thảo, sẵn sàng hy sinh tình yêu cá nhân để giữ trọn đạo hiếu.

+ Phẩm chất: Dù sống trong lầu xanh vẫn luôn cố gắng giữ cốt cách thanh cao, không ngừng tìm cách thoát khỏi tủi nhục.

- Phê phán xã hội phong kiến cổ hủ, hà khắc, nhất là đối với những người phụ nữ chân yếu tay mềm.

- Mặc dù có nhiều nhà nho phản đối Truyện Kiều như Nguyễn Công Trứ, Tản Đà, nhưng Truyện Kiều vẫn xứng đáng là tác phẩm vượt thời đại với tư tưởng tiến bộ cùng thành công đỉnh cao trên phương diện nghệ thuật.

3. Kết bài:

- Khẳng định ý kiến được nêu ra là sai lầm và nhắc lại ý kiến cá nhân với câu nói.

- Nói nên suy nghĩ tâm đắc khi đọc tác phẩm Truyện Kiều hoặc nhân vật Thúy Kiều.

Đề 2: Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao?

Gợi ý cách làm bài:

- Xác định dạng đề: Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

- Lập dàn ý:

+ Mở bài:

● Giới thiệu tác giả, phong cách nghệ thuật.

● Giới thiệu về tác phẩm, nhân vật.

● Nêu rõ nội dung cần nghị luận.

+ Thân bài:

● Nêu hoàn cảnh sáng tác.

● Phân tích nhân vật cần nghi luận: Tính cách, ngoại hình, phẩm chất đặc biệt.

● Đánh giá nhân vật đối với tác phẩm đồng thời nêu thông điệp mà nhân vật gửi gắm.

+ Kết bài:

● Đánh giá sự thành công nhân vật mang đến cho tác phẩm.

● Ý kiến riêng của bản thân về nhân vật.

Gợi ý dàn bài:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nam Cao, đôi nét về sự nghiệp, cuộc đời.

- Giới thiệu nhân vật Chí Phèo và tác phẩm cùng tên.

- Dẫn vào vấn đề nghị luận: Hình tượng nhân vật Chí Phèo trong suốt tác phẩm.

2. Thân bài:

2.1 Phân tích nhân vật Chí Phèo: Nên phân tích cuộc đời nhân vật Chí Phèo qua những giai đoạn, biến cố cụ thể.

- Tuổi thơ: Mồ côi từ nhỏ phải đi làm thuê. Khi này Chí vẫn có những ước mơ giản dị và lương thiện về cuộc sống.

- Biến cố thứ 1:

+ Đi làm thuê cho nhà Bá Kiến, vì ghen tuông, Chí bị Bá Kiến đẩy vào tù.

+ Ra tù, Chí bị tha hóa cả ngoại hình lẫn tính cách: Mặt đầy sẹo, say triền miên, trở thành tay sai cho Bá Kiến.

- Biến cố thứ 2:

+ Chí vẫn giữ được nhân tính khi gặp Thị Nở và mơ ước về một gia đình.

+ Chí bị cự tuyệt quyền làm người. Chí giết Bá Kiến và tự sát.

2.2 Đánh giá nhân vật

- Chí đã từng là người lương thiện nhưng xã hội phong kiến, đại diện là Bá Kiến đã đẩy Chí đến con đường tha hóa.

- Chí là nạn nhân của xã hội phong kiến thối nát, mục ruỗng.

3. Kết bài:

- Đánh giá sự thành công nhân vật Chí Phèo mang đến cho tác phẩm.

- Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo: Đáng thương hơn đáng trách.

Đề 3: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong truyện “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

Gợi ý cách làm bài: Xác định dạng bài nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

Gợi ý dàn bài:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, đôi nét về sự nghiệp, cuộc đời và tác phẩm "Chữ người tử tù".

- Giới thiệu nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục.

- Dẫn vào vấn đề nghị luận: Thái độ nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong suốt tác phẩm.

2. Thân bài:

2.1 Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao qua 2 giai đoạn sẽ dễ theo dõi và không bị lặp ý.

- Giai đoạn đầu: Huấn Cao được viên quản ngục hậu đãi.

+ Thái độ của Huấn Cao: Bực tức, miệt thị (Nêu dẫn chứng trong tác phẩm)

+ Nguyên nhân: Do Huấn Cao chưa hiểu về viên quản ngục và tù ngục là môi trường tàn nhẫn, không thể có niềm tin.

+ Đánh giá: Thái độ phù hợp với quy luật cảm xúc tự nhiên của con người.

- Giai đoạn sau: Huấn cao dần hiểu về viên quản ngục:

+ Thái độ của Huấn Cao: Tình nguyện cho chữ viên quản ngục. Khuyên viên quản ngục nghỉ việc. Cảnh cho chữ là cảnh xưa nay chưa từng thấy.

+ Nguyên nhân: Huấn Cao đã hiểu viên quản ngục là người có đạo đức, trọng cái đẹp.

+ Đánh giá: Sự phát triển tâm lý phù hợp với diễn biến tính cách nhân vật.

2.2 Đánh giá nhân vật

- Thái độ của Huấn Cao qua 2 giai đoạn được xem là phù hợp với quy luật cảm xúc của con người.

- Huấn Cao là người tài cao ngạo, bất khuất, luôn trân trọng những tấm lòng hướng thiện trong xã hội.

3. Kết bài:

- Đánh giá sự thành công nhân vật Huấn Cao mang đến cho tác phẩm.

- Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao: Khâm phục tài năng và nuối tiếc cho một đời người tài hoa nhưng không gặp đúng thời cuộc.