Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (cực ngắn) > Soạn bài: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh) - Soạn Văn 11 (cực ngắn)

Soạn bài: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh) - Soạn Văn 11 (cực ngắn)

Bố cục của bài Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh gồm 2 phần:

Phần 1 (từ đầu đến “Phải cha đó không cha? ”): Tâm sự của anh Sửu

Phần 2 (đoạn còn lại): Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con.

Nội dung bài học

Tác phẩm ngợi ca tình cảm cha con sâu nặng

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 167 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Tóm tắt mạch truyện xuyên suốt của tác phẩm:

- Trần Văn Sửu là người thương vợ con. Một hôm, anh bắt gặp vợ ngoại tình, không may xô ngã vợ, Sửu bỏ trốn. Sau đó, anh quay lại thăm con, sợ ảnh hưởng đến con nên anh nhảy sông tự tử. Nhưng thằng Tí con anh đã đuổi theo cha, khuyên cha trở về. Một thời gian sau Sửu được xóa án, cha con đoàn tụ.

Câu 2 (trang 167 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Tình cha đối với con:

+ Thương con, mong gặp con, hạnh phúc khi các con đều có cuộc sống ổn định.

+ Trốn đi, định nhảy sông tự tử để không liên lụy đến con

=> Trần Văn Sửu là một người cha hết lòng vì con cái.

- Tình con đối với cha:

+ Xúc động khi gặp cha.

+ Hết lòng khuyên nhủ để cha trở về đoàn tụ

+ Quyết đi theo để phụng dưỡng, chăm sóc cho cha

=> Người con hiếu thảo, kính trọng và yêu thương cha hết mực.

Câu 3 (trang 167 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Tình huống nghệ thuật kịch tính, thể hiện chủ đề “cha con nghĩa nặng”:

+ Người cha dù rất nhớ thương con sau mười mấy năm xa cách nhưng chỉ dám lén quay về thăm con vì sợ liên lụy đến cuộc sống của con.

+ Khi biết con có cuộc sống ổn định, quyết định hi sinh sự sống để tránh liên lụy

Câu 4 (trang 167 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Cảm nghĩ về tính cách con người Nam Bộ:

+ Là những con người luôn sống chân thành, giản dị, có tình có nghĩa

+ Quyết liệt trong hành động và mãnh liệt trong tình cảm.

+ Không bao giờ chịu thua hoàn cảnh

Câu 5 (trang 167 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Nghệ thuật kể chuyện:

+ Kể theo trình tự thời gian nên người đọc dễ theo dõi, nắm bắt được cốt truyện.

+ Tạo tình huống truyện tương đối kịch tính, hấp dẫn

- Cách miêu tả nhân vật giản dị, chân thật

- Sử dụng ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ