Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (cực ngắn) > Soạn bài: Chí Phèo - Phần 2: Tác phẩm - Soạn Văn 11 (cực ngắn)

Soạn bài: Chí Phèo - Phần 2: Tác phẩm - Soạn Văn 11 (cực ngắn)

Bố cục của tác phẩm Chí Phèo gồm 3 phần

- Phần 1: Từ đầu…không ai biết: Nhân vật Chí Phèo xuất hiện cùng với tiếng chửi.

- Phần 2: Tiếp theo… “mau lên”: Chí bị cướp mất tính người.

- Phần 3: Còn lại: Sự thức tỉnh về ý thức và bi kịch của cuộc đời Chí Phèo.

Nội dung bài học

Tác phẩm phơi bày hiện thực một bộ phận người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh hóa. Thông qua tác phẩm, Nam Cao lên án chế độ xã hội tàn bạo và khẳng định đến cùng bản chất lương thiện của những người nông dân

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Cách vào truyện vô cùng độc đáo: Miêu tả tiếng chửi của Chí Phèo.

- Ý nghĩa tiếng chửi đầu truyện: Dự báo về sự xuất hiện của nhân vật không hề tốt đẹp, bị xa lánh

Câu 2 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Việc gặp gỡ Thị Nở đã làm Chí Phèo “tỉnh” sau bao ngày “say”, Chí Phèo thức tỉnh, muốn sống một cuộc sống lương thiện với Thị Nở, muốn quay về làm một người lương thiện.

- Những thay đổi diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo:

+ Về nhận thức: Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống.

+ Nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc đối với Chí Phèo “ cô độc còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.

+ Về ý thức: Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.

Câu 3 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối:

+ “Ngẩn người”, “ngẩn mặt”: Thái độ biểu thị sự hiểu ra, nhận thức được tình cảnh của mình => đáng thương.

+ Thoáng thấy hương cháo hành: hồi tưởng về tình yêu đã trải qua

+ Hành động: Nắm lấy tay Thị => mong muốn nú kéo hạnh phúc

+ Hắn tìm đến rượu rồi “ôm mặt khóc rưng rức”

- Chí Phèo có hành động dữ dội (uống rượu, xạc dao đến nhà Bá Kiến rồi tự sát) bởi mong muốn quay trở lại làm người lương thiện không thể thực hiện được, niềm phẫn uất trong Chí đẩy lên cao

Câu 4 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao trong xây dựng nhân vật:

+ Tính cách điển hình: Chí Phèo mang tính cách điển hình của một người nông dân bị tha hóa (từ hiền lành, lương thiện trở thành quái dị và méo mó)

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật: khắc họa nhân vật thông qua ngoại hình, ngôn ngữ và hành động

- Nghệ thuật phân tích tâm lí: tinh tế bằng ngòi bút hiện thực, đánh dấu được những bước chuyển tâm lí nhân vật

Câu 5 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả: khách quan, trung lập, có lúc đan xen với lời nhân vật nhằm dễ dàng miêu tả, phân tích tâm lí

- Ngôn ngữ nhân vật đa dạng thông qua đối thoại và độc thoại

Câu 6 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Tư tưởng nhân đạo Nam Cao: tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến và đồng thời trân trọng, phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng chừng học đã biến thành quỷ dữ

Luyện tập (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Câu 1

- Khẳng định tính đúng đắn của quan điểm về tài năng, phẩm chất của người nghệ sĩ

- Lí giải, bàn luận: Văn chương quan trọng cần yếu tố sáng tạo để tác phẩm mang dấu ấn cá nhân

- Chứng minh thông qua văn bản Chí Phèo hoặc một số tác phẩm khác của Nam Cao để tăng tính thuyết phục

Câu 2

- Khẳng định Chí Phèo được coi là kiệt tác văn xuôi Việt Nam bởi nội dung và nghệ thuật đặc sắc

- Phân tích, chứng minh:

+ Vấn đề văn bản khai thác trong một khía cạnh mới: khẳng dịnhđến cùng bản chát tốt đẹp của người nông đân

+ Nghệ thuật văn bản đặc sắc, miêu tả, phân tích diễn biến tâm lí tinh tế, sâu sắc…