Soạn bài: Thương vợ - Trần Tế Xương - Soạn Văn 11 (cực ngắn)
Bố cục bài thơ Thương vợ được chia làm: 2 phần
Phần 1 (4 câu thơ đầu): Hình ảnh bà Tú hiện lên chịu thương chịu khó.
Phần 2 (2 câu thơ còn lại): Thái độ của Tú Xương với vợ của mình.
Nội dung bài học
Bài thơ phác họa chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương cùng tiếng cười tự trào, và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ của Tú Xương.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Hình ảnh bà Tú hiện lên với:
* Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, khổ cực.
-Thời gian quanh năm, làm việc liên tục ở mom sông, rất cheo leo, nguy hiểm, không ổn định.
- Hình ảnh thân cò lặn lội quãng vắng, buổi đò đông: gợi nỗi vất vả, cực nhọc, đơn chiếc khi làm ăn.
* Bà Tú chu đáo, đảm đang: Nuôi đủ cả gia đình, không thiếu cũng không dư.
Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Đức tính cao đẹp của bà Tú:
+ Lặn lội thân cò khi quãng vắng: sự chịu khó, chăm chỉ, tần tảo
+ Năm nắng mười mưa dám quản công: Đức hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, đảm đang, nhẫn nại.
Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của Tú Xương, tố cáo hiện thực, xã hội quá bất công với người phụ nữ, quá bó buộc họ để những người phụ nữ phải chịu nhiều cay đắng vất vả
Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện rõ nét thông qua:
+ sự cảm thương cho nỗi vất vả, lam lũ của bà Tú
+ phát hiện và trân trọng, ngợi ca những đức tính tốt đẹp của vợ
+ Từ tấm lòng thương vợ, Tú Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc đẩy người phụ nữ vào bất công
=> Qua đó, ta thấy được những tâm sự chân thành và nhân cách cao đẹp của nhà thơ
Luyện tập (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian:
+ Lặn lội thân cò khi quãng vắng: có ý từ ca dao “Con cò lặn lội bờ sông” nhưng sáng tạo hơn nhiều (cách đảo từ lặn lội lên đầu hay thay thế con cò bằng thân cò):
+ “một duyên hai nợ”, “năm nắng mười mưa”: vận dụng sáng tạo thành ngữ.
Bài trước: Soạn bài: Thao tác lập luận phân tích - Soạn Văn 11 (cực ngắn) Bài tiếp: Soạn bài: Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến - Soạn Văn 11 (cực ngắn)