Soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) - Soạn Văn 11 (cực ngắn)
Bài 1
Nghĩa của từ nách:
- Nghĩa gốc: Chỉ vị trí trên cơ thể.
- Trong câu thơ: Chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường
=> Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
Bài 2
a. Trong câu thơ của nhà thơ Hồ Xuân Hương
Từ "xuân":
- Vừa chỉ mùa xuân,
- Vừa chỉ sức sống và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.
b. Trong câu thơ của Nguyễn Du
Từ "xuân" chỉ vẻ đẹp của người con gái trẻ.
c. Trong câu thơ của Nguyễn Khuyến
Từ "xuân":
- Chỉ chất men nồng của rượu ngon,
- Sức sống dạt dào và tình bạn thắm thiết.
c. Trong câu thơ của Hồ Chí Minh
- Từ "xuân" thứ nhất: chỉ mùa đầu tiên trong năm;
- Từ "xuân" thứ hai: chỉ sức sống mới, tơi đẹp. (nghĩa chuyển)
Bài 3
a. Từ "Mặt trời" trong thơ Huy Cận:
- Nghĩa gốc chỉ mặt trời của tự nhiên,
- Dùng theo nghĩa nhân hóa.
b. Từ "Mặt trời" trong câu thơ Tố Hữu:
Nghĩa chuyển, chỉ lí tưởng cách mạng.
c. Trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm:
- Từ "mặt trời" thứ nhất dùng theo nghĩa gốc
- Từ "mặt trời" thứ hai dùng theo nghĩa ẩn dụ: "mặt trời" chỉ đứa con của người mẹ (Đối với người me, đứa con là niềm hạnh phúc, niềm tin, mang lại ánh sáng cho cuộc đời mẹ).
Bài 4
a. Từ "mọn mằn"
- Được tạo ra dựa vào tiếng mọn với nghĩa nhỏ đến mức không đáng kể.
- Theo quy tắc cấu tạo:
+ Tạo từ láy hai tiếng, lặp lại phụ âm đầu (âm m).
+ Tiếng gốc đặt trước, tiếng láy đặt sau.
+ Tiếng láy đổi thành vần ăn
=> Các từ cùng kiểu: may mắn, nhọc nhằn, nhỏ nhắn….
b. Từ "giỏi giắn"
Được tạo ra dựa vào tiếng giỏi và theo quy tắc cấu tạo như từ mọn mằn.
c. Từ "nội soi"
- Được tạo ra từ hai tiếng có sẵn:
+ Nội: bên trong
+ Soi: dùng dụng cụ để làm rõ vật thể ở vị trí sâu kín
- Theo nguyên tắc: tiếng phụ đi trước bổ nghĩa cho tiếng chính đi sau.
Bài trước: Soạn bài: Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương - Soạn Văn 11 (cực ngắn) Bài tiếp: Soạn bài: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) - Soạn Văn 11 (cực ngắn)