Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (cực ngắn) > Soạn bài: Vội vàng (Xuân Diệu) - Soạn Văn 11 (cực ngắn)

Soạn bài: Vội vàng (Xuân Diệu) - Soạn Văn 11 (cực ngắn)

Nội dung dung chính của bài:

+ Quan niệm nhân sinh nhuần thấm tinh thần nhân văn cao cả.

+ Quan niệm mới mẻ về thẩm mỹ, vẻ đẹp của nhà thơ.

+ Cái tôi cá nhân trong thơ Mới được biểu hiện rõ nét, nhà thơ khao khát được giao cảm với đời.

Nghệ thuật:

+ Ngôn từ giàu hình tượng, có đôi phần táo bạo.

+ Nhịp điệu thơ hối hả, sôi nổi, cảm xúc dạt dào, mãnh liệt.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 23 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Chia bố cục của tác phẩm gồm: 4 phần

- Phần 1 (4 câu đầu): Mong ước níu giữ của tác giả trước vẻ đẹp cuộc sống.

- Phần 2 (9 câu tiếp): Những cảm nhận tinh tế của tác giả về cuộc sống, về tự nhiên.

- Phần 3 (16 câu tiếp): Những lý lẽ của tác giả về thời gian, hạnh phúc, tuổi trẻ, mùa xuân.

- Phần 4 (còn lại): Lời giục giã vội vàng, cuống quýt để tận hưởng những giây phút còn lại bên cuộc đời, bên đất nước.

Câu 2 (trang 23 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

- Nhà thơ cảm nhận về thời gian:

+ Thời gian trong thơ Xuân Diệu là thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.

→ Thể hiện một phần sự khắc nghiệt của thời gian với đời người, tuổi xuân đã ngắn ngủi còn qua đi nhanh chóng.

+ Quan điểm của Xuân Diệu khác với các nhà thơ xưa. Họ quan niệm thời gian là tuần hoàn, vĩnh cửu. Xuân Diệu cho rằng thời gian là ngắn ngủi, là hữu hạn.

→ Thể hiện cái tôi cá nhân rõ nét, không giống ai của thi sĩ.

- Lý do Xuân Diệu vội vàng, cuống quýt trước sự chảy trôi của thời gian:

+ Bắt nguồn từ quan niệm thời gian là hữu hạn, tuyến tính, đi rồi sẽ không trở lại. Có quá nhiều điều chưa thể thực hiện được cũng sẽ vội vàng qua đi.

+ Sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian khiến nhà thơ cảm thấy có sự mất mát trong từng khoảnh khắc.

+ Thời gian vội vã nên không thể không vội vàng mà sống và làm tất cả những điều mình mong muốn trong tuổi xuân ngắn ngủi.

→ Niềm khao khát mãnh liệt, khát vọng sống sôi nổi, nhiệt huyết của tuổi trẻ trào dâng trong tâm hồn nhà thơ.

Tư tưởng nhân văn cao cả với quan niệm sống tích cực, trân trọng từng khoảnh khắc trong cuộc sống.

Câu 3 (trang 23 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

- Những cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên, sự sống:

+ "Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”.

→ Hình ảnh thiên nhiên gần gũi, tươi mới, quen thuộc nhưng được thổi hồn sự sống đầy mãnh liệt và quyến rũ.

Hình ảnh “khúc tình si” khá táo bạo, thể hiện cảm xúc yêu đương không ngại ngần.

Ngôn từ giản dị được nâng tầm nghệ thuật, điệp từ "này đây" dồn dập như một lời mời gọi thưởng thức gấp gáp, vội vàng.

+ “Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa".

→ Niềm yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết. Nhà thơ luôn khát khao mỗi khoảnh khắc của cuộc đời trôi qua đều được sống trong sự vui vẻ, yêu đời.

+ Nhà thơ ý thức rõ được sự chảy trôi của thời gian và sợ hãi trước sự trôi qua nhanh chóng của nó: "Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất".

+ Thời gian với sự vô tình đã khiến tuổi xuân của nhà thơ qua đi nhanh chóng. Nỗi xót xa khi tuổi trẻ qua đi còn quá nhiều nuối tiếc và chẳng thể quay lại.

“Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

…………………………

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”.

→ Nỗi băn khoăn, trăn trở của nhà thơ trước cuộc đời, trước thời gian chảy trôi vô tận.

- Những nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ, hạnh phúc.

+ Thời gian của tuổi trẻ là quãng thời gian tươi đẹp nhất, quý giá nhất của cuộc đời con người.

+ Hạnh phúc lớn nhất trong thời gian thanh xuân ấy chính là tình yêu, là khát vọng sống mãnh liệt trước cuộc sống đang trôi đi vội vã.

→ Quan niệm mới thấm đượm tinh thần nhân văn cao cả.

Câu 4 (trang 23 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

- Đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong đoạn cuối bài thơ:

+ Hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống mãnh liệt nhưng vô cùng quyến rũ bởi sự tươi trẻ, mơn mởn, thanh tân.

+ Ngôn từ đặc biệt: "muốn ôm", "muốn riết", "muốn say", "muốn thâu", "muốn cắn"

+ Nhịp điệu bài thơ cuống quýt, hối hả.

→ Cảm xúc mãnh liệt đang cuộn trào trong lồng ngực nhà thơ, chỉ có sử dụng những động từ mạnh, hình ảnh tươi trẻ này mới có thể thể hiện hết được cảm xúc cuống quýt, say mê, yêu đời của nhà thơ.

- Hình ảnh thơ độc đáo mà Xuân Diệu sáng tạo:

"Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

…………………………………………...

Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi".

→ Hình ảnh thơ được sáng tạo độc đáo, mới mẻ gợi suy nghĩ về tình yêu đôi lứa, hạnh phúc tuổi trẻ.

Động từ mạnh “cắn” thể hiện sự phá cách của nhà thơ: Tự do thể hiện cảm xúc mãnh liệt, không sợ khuôn khổ, gò ép. Cái tôi cá nhân được khắc họa rõ nét.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 23 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Gợi ý trả lời:

- Ý nghĩa câu nói:

+ Thơ Xuân Diệu có hai nguồn cảm hứng mới: Yêu đương và tuổi xuân.

+ Vui hay buồn ông cũng đều ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía.

- Phân tích bài thơ "Vội vàng" làm sáng tỏ nhận định:

+ Làm rõ cảm hứng tuổi xuân trong bài thơ bởi cảm hứng yêu đương chưa quá rõ ràng mà chỉ nằm trong tuổi xuân.

+ Xuân Diệu ru thanh niên:

● Khi vui (Chứng minh bằng đoạn 1 và đoạn 3): Qua bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, bộc lộ niềm say mê, yêu đời cùng khát khao sống hối hả, cuồng nhiệt của tuổi trẻ.

● Khi buồn (Chứng minh qua đoạn 2): Mặc dù lo sợ tuổi xuân sẽ qua đi nhanh chóng cùng thời gian nhưng nhà thơ vẫn bộc lộ niềm tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống, thúc giục khát vọng sống hết mình với tuổi xuân, thời gian.