Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (cực ngắn) > Soạn bài: Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương - Soạn Văn 11 (cực ngắn)

Soạn bài: Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương - Soạn Văn 11 (cực ngắn)

Bố cục của bài Vịnh khoa thi Hương gồm 3 phần

Phần 1 (Hai câu đầu): Sự xáo trộn của trường thi…

Phần 2 (Bốn câu tiếp): Cảnh trường thi nhốn nháo ô hợp.

Phần 3 (Hai câu cuối): Thức tỉnh các sĩ tử và nỗi xót xa của nhà thơ trước cảnh mất nước.

Nội dung bài học

Đoạn trích tái hiện tình trạng thi cử trong buổi đầu chế độ thuộc địa nửa phong kiến, đồng thời thể hiện tâm sự lo nước thương đời của tác giả

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Sự khác thường trong kì thi đó là: Thí sinh Hà Nội và Nam Định thi chung ở Nam Định (theo chủ trương giảm bớt kì thi để đến năm 1915,1918 bỏ hẳn kì thi chữ Hán). Từ lẫn chỉ sự lẫn lộn, báo trước sự thiếu nghiêm túc, ô hợp, láo nháo trong thi cử.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Hình ảnh:

+ Sĩ tử: Nhếch nhác, lôi thôi

+ Quan trường: ậm ọe, miệng thét loa: ra oai một cách giả tạo

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: ậm ọe, lôi thôi.

+ Đối: lôi thôi sĩ tử > < ậm ọe quan trường.

+ Đảo ngữ

⇒ Cảnh thi cử láo nháo, lộn xộn, trường thi đầy những cảnh chướng tai gai mắt (sĩ tử nhếch nhác, mụ đầm thì váy lê,.. )

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Hình ảnh:

+ Quan sứ: được tiếp đón long trọng với võng lọng rợp trời

+ Mụ đầm: ăn mặc diêm dúa

- Nghệ thuật đối: Lọng cắm rợp trời > < váy lê quết đất, quan sứ đến > < mụ đầm ra => Sự mỉa mai, châm biếm sâu cay, gọi ông quan Tây thì trang trọng, nhưng gọi vợ ông quan là con mụ chẳng ra gì, đó là cách chửi của Tú Xương.

Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Tâm trạng thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi: Sự mỉa mai, châm biếm với chế độ khoa cử láo nháo, lôi thôi, niềm xót xa trước hiện thực đất nước

- Lời nhắn gọi ở hai câu cuối: lay gọi sĩ tử - những trí thức, những nhân tài đất nước trong hiện tại cần thấy sự nhục nhã của hoàn cảnh, thân phận, của đất nước mà căm ghét bọn ngoại bang, bọn sứ đầm, không quên nhục mất nước.