Soạn bài: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng) - Soạn Văn 11 (cực ngắn)
Nội dung bài học
Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ” đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn thưở về cái đẹp, và mối quan hệ giữa nghệ sĩ và nhân dân, đồng thời tác giả bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối với nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng lại rơi vào bi kịch.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 193 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Những mâu thuẫn cơ bản của vở kịch trong hồi V.
a. Mâu thuẫn thứ nhất:
- Mâu thuẫn: nhân dân lao động khốn khổ lầm than > < bọn hôn quân bạo chúa và phe cánh của chúng sống xa hoa truỵ lạc.
b. Mâu thuẫn thứ hai
- Mâu thuẫn giữa mục đích chân chính > < con đường thực hiện mục đích sai lầm của Vũ Như Tô => Mâu thuẫn giữa quan niện nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân
=> Đẩy Vũ Như Tô vào bi kịch không lối thoát
Câu 2 (trang 193 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Vũ Như Tô:
+ Diễn biến tâm trạng: từ bất ngờ, dứt khoát không tin đến nghi ngờ và đau khổ, suy sụp.
+ Tính cách: một nghệ sĩ có nhân cách lớn, hoài bão lớn, có lí tưởng nghệ thuật cao cả nhưng lại sai lầm, mù quáng trong suy nghĩ, hành động
- Đan Thiềm:
+ Diễn biến tâm trạng: lo lắng cho an nguy của Vũ Như Tô, sẵn sáng đổi mạng sống cho VNT
+ Tính cách là: là người tỉnh táo, mê cái đẹp, cái tài
Câu 3 (trang 193 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Mâu thuẫn chưa được giải quyết dứt khoát thể hiện ở việc: Vũ Như Tô đến cuối cùng vẫn chưa thực sự nhận thức được mâu thuẫn, sai lầm mình mắc phải, luôn nghĩ mình không có tội
- Nên giải quyết mâu thuẫn: Cách tác giả giải quyết mâu thuẫn này tuy chưa triệt để nhưng đã hợp lí nhất trong hoàn cảnh đó, Vũ NhưTô chết, Cửu Trùng Đài bị phá
Câu 4 (trang 193 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Đặc sắc nghệ thuật:
- Ngôn ngữ tập trung phát triển cao, hành động dồn dập đầy kịch tính.
- Ngôn ngữ cao đẹp có sự tổng kết cao, nhịp điệu lời thoại nhanh.
- Tính cách tâm trạng nhân vật bộc lộ rõ nét qua ngôn ngữ hành động.
- Các lớp kịch được chuyển tự nhiên, linh hoạt liền mạch.
Luyện tập (trang 193 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Học sinh trình bày suy nghĩ về đề tựa:
+ Tác giả vẫn băn khoăn trước mâu thuẫn giữa cái đẹp và thực tế đời sống, yêu cái đẹp, muốn cái đẹp tồn tại nhưng chưa có cách nào triệt để giải quyết mâu thuẫn, để cái đẹp không rời xa đời sống.
Bài trước: Soạn bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn - Soạn Văn 11 (cực ngắn) Bài tiếp: Soạn bài: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản - Soạn Văn 11 (cực ngắn)