Soạn bài: Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học - Soạn Văn 11 (cực ngắn)
Đề 1 (trang 53 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Lê Hữu Trác và đoạn trích tiêu biểu Vào phủ chúa Trịnh
- Khái quát giá trị hiện thực đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
Thân bài:
1. Giải thích gtrị hiện thực là gì?
2. Giá trị hiện thực được biểu hiện trong đoạn trích
a. Phản ánh bức tranh hiện thực về quang cảnh nơi phủ chúa
- Quang cảnh nơi phủ chúa vô cùng sa hoa, giàu sang và thâm nghiêm, đây là quang cảnh thường thấy trong lịch sử bởi vua chúa là những người đứng đầu cai trị đất nước
b. Phản ánh hiện thực cuộc sống sinh hoạt nơi phủ chúa
- Cuộc sống sinh hoạt nơi phủ chúa được tác giả khắc họa chân thực phù hợp với cung cách sinh hoạt của vua chúa thời kì bấy giờ, đồng thời cho thấy được uy quyền và sự lộng hành của chúa Trịnh lấn át cả cung vua
3. Nét nghệ thuật thể hiện thành công giá trị hiện thực của đoạn trích
- Thể kí: ghi chép sự thật
- Ghi chép tỉ mỉ, chi tiết, chân thực sự việc
- Kết hợp ghi chép sự việc một cách chính xác với bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc
Kết bài
- Khẳng định giá trị hiện thực tiêu biểu của đoạn trích
Đề 2 (trang 53 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Mở bài
- Giới thiệu hình tượng người phụ nữ trong văn thơ
- Ba bài thơ Bánh trôi nước, Tự tin 2 của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương đã thể hiện rõ nét vẻ đẹp và số phận của hình tượng người phụ nữ
Thân bài
1. Những người phụ nữ trong xã hội xưa phải chịu số phận vất vả, lênh đênh lận đận
- Số phận của một người vợ vất vả lam lũ nuôi chồng nuôi con (Thương vợ)
- Số phận của người phụ nữ với số phận lênh đênh không tự quyết định số phận mình (Bánh trôi nước)
- Số phận của người phụ nữ với tình duyên dang dở hẩm hiu (Tự tình 2)
2. Tuy phải chịu số phận éo le nhưng ở họ toát lên những vẻ đẹp đáng quý, đáng trọng
- Vẻ đẹp về hình thức
+ Phân tích trong Bánh trôi nước
- Vẻ đẹp về phẩm chất
+ Phẩm chất của một người vợ, người mẹ trong Thương vợ
+ Phẩm chất thủy chung của người phụ nữ trong Bánh trôi nước
- Khát khao tình yêu, mưu cầu hạnh phúc trong Tự tình 2
3. Nghệ thuật thể hiện thành công hình tượng người phụ nữ trong hai tác phẩm
- Ngôn ngữ thơ bình dị
- Lấy ý tứ từ ca dao tục ngữ, vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo.
- Việt hóa thơ Đường
Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề
- Trình bày cảm nghĩ bản thân
Đề 3 (trang 53 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Mở bài
- Giới thiệu những nét tiêu biểu về Nguyễn Công Trứ
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Bài ca ngất ngưởng đã khẳng định nhân cách nhà nho chân chính của NCT
Thân bài
1. Làm rõ vấn đề “nhân cách nhà nho chân chính”
- Nhân cách: phẩm cách, phẩm đức, phẩm hạnh con người
- Nhà nho chân chính: Nhà nho sống với những nguyên tắc, chuẩn mực, của bản thân, không làm trái với lương tâm, dám khẳng định tài năng và bản lĩnh của mình
2. Nhân cách nhà nho chân chính trong văn bản
- Nhà nho chân chính là người dám thể hiện bản lĩnh, đem tài năng cống hiến chốn quan trường
- Nhà nho chân chính còn là người có phong cách lối sống tự nhiên, ung dung tự tại
- Nhà nho chân chính theo quan niệm của Nguyễn Công Trứ còn là người mang trong mình đạo lí trung quân
- Nhà nho chân chính không phải là người khuôn mình vào những quy tắc, nguyên tắc bảo thủ lạc hậu mà là sống chân chính với tài năng và quan niệm của mình
Kết bài
- Khái lược một số nét đặc sắc trên phương diện nghệ thuật
- Suy nghĩ bản thân về nhân cách nhà nho chân chính
Bài trước: Soạn bài: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh) - Soạn Văn 11 (cực ngắn) Bài tiếp: Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 1: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu - Soạn Văn 11 (cực ngắn)