Soạn bài: Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội - Soạn Văn 11 (cực ngắn)
Đề 1 (trang 14 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Dàn ý:
Mở bài
- Giới thiệu khái quát truyện Tấm Cám
- Nêu vấn đề: bài học thiện – ác trong xã hội xưa và nay
Thân bài
- Giải thích về cuộc đấu tranh giữa thiện – ác
+ Thiện: tốt đẹp, hợp với đạo đức,
+ Ác: tính hay gây đau khổ, tai họa cho người khác
=> Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu là cuộc đấu tranh với những điều xấu, điều ác gây tai họa cho con người
- Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong truyện Tấm – Cám
+ Mẹ con Cám với hành động đại diện cho cái xấu, cái ác
+ Tấm là đại diện cho “thiện” với hành động chống lại cái xấu, cái ác
- Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong xã hội xưa và nay
+ Khẳng định trong xã hội cuộc đấu tranh vẫn luôn diễn ra
+ Dẫn chứng trong lịch sử: Nhiều tấm gương chống cái xấu, cái ác như: Chu Văn An, …
+ Dẫn chứng trong xã hội hiện đại: Hiệp sĩ đường phố của Sài Gòn đã hi sinh tính mạng để ngăn chặn điều ác
- Ý nghĩa của cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu: Đấu tranh với cái ác, con người được sống tốt đẹp, xã hội phát triển
- Cuộc đấu tranh thiện – ác là cuộc đấu tranh lâu dài nhưng cuối cùng điều thiện vẫn sẽ luôn giành chiến thắng
Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề: Truyện Tấm Cám để lại những bàn luận trên nhiều khía cạnh khác nhau giữa thiện và ác
- Liên hệ bản thân
Đề 2 (trang 14 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề, trích dẫn ý kiến
- Nếu vấn đề: Trích dẫn trong bài kí khẳng định vai trò quan trọng của hiền tài đối với sự phát triển của đất nước
Thân bài
- Giải thích
+ Hiền tài: bề tôi tài giỏi, người có đức, có tài.
+ Nguyên khí: sức mạnh vật chất tinh thần đảm bảo sự phát triển
=> Những hiền tài đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước
- Tại sao hiền tài là nguyên khí quốc gia? (Vai trò của người hiền)
+ Hiền tài là những người thực sự có năng lực, có thể cống hiến, đưa đất nước phát triển trên mọi lĩnh vực
+ Ngược lại, không có hiền tài, đất nước nghèo nàn, lạc hậu
- Những hiền tài đóng góp cho đất nước
+ Trong lịch sử dân tộc: Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, …
+ Trong hiện tại: Ngô Bảo Châu, Đỗ Nhật Nam, …
- Làm sao để có nhiều hiền tài cho đất nước?
+ Có chính sách, chế độ đãi ngộ tốt cho hiền tài
+ Mỗi cá nhân ý thức trách nhiệm của mình để cống hiến cho đất nước
Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
- Liên hệ bản thân
Đề 3 (trang 14 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề, trích dẫn ý kiến: Học đi đôi với hành
- Khẳng định phương châm ấy nêu lên mối quan hệ mật thiết giữa “học” và “hành”
Thân bài
- Giải thích
+ Học: Qúa trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, điều hay lẽ phải
+ Hành: thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế
+ Học đi đôi với hành: hai quá trình này luôn song hành cùng nhau
- Tại sao học lại phải đi đôi với hành?
+ Hành mà không học: dễ dẫn đễn khó khăn, thất bại
+ Ngược lại, học mà không hành: không kiểm nghiệm tính đúng đắn của lí thuyết, không có ý nghã đối với đời sống
=> Khẳng định học và hành phải luôn đi đôi với nhau
- Dẫn chứng
+ Nhiều bạn kĩ sư giỏi lí thuyết nhưng cơ hội thực hành ít, khi làm việc không giải quyết được nhiệm vụ của mình
+ Nhiều bạn học tiếng Anh, ngoài học ngữ pháp còn thường xuyên tham ra nơi công cộng nói chuyện với người nước ngoài => thành công
- Hướng rèn luyện:
+ Mỗi người cần hiểu mối quan hệ khăng khít giữa học và hành
+ Tích cực học tập, trau dồi tri thức, tầm hiểu biết
+ Bên cạnh đó, tích cực vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống
Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
- Liên hệ bản thân
Bài trước: Soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân - Soạn Văn 11 (cực ngắn) Bài tiếp: Soạn bài: Tự tình - Hồ Xuân Hương - Soạn Văn 11 (cực ngắn)