Soạn bài: Vi hành (Nguyễn Ái Quốc) - Soạn Văn 11 (cực ngắn)
Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến “vi hành đấy”): Cuộc trò chuyện của đôi trai gái Pháp về Khải Định.
- Phần 2 (đoạn còn lại): Suy nghĩ của “tôi”
Nội dung bài học
Văn bản làm nổi bật bản chất bù nhìn của Khải Định và sự giải dối, bịp bợm trong chính sách cai trị của thực dân Pháp
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 171 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn:
Mâu thuẫn giữa bản chất bên trong và hình thức bên ngoài; giữa vị thế bù nhìn và thói ăn chơi với sứ mệnh của vua Khải Định; giữa mục đích và việc làm của thực dân Pháp đối với nhân dân Pháp khi dùng Khải Định sang thăm Pháp.
Câu 2 (trang 171 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Tình huống truyện độc đáo đó là:
- Nhầm lẫn những người da vàng với Khải Định của đôi tình nhân trẻ; nhầm lẫn của giới chức an ninh và mật thám Pháp.
- Tình huống này làm tăng tính khách quan, hấp dẫn; tăng tính trào phúng và đả kích, tăng sức tố cáo trong việc thể hiện chủ đề và khắc họa chân dung vua Khải Định.
Câu 3 (trang 171 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Hình tượng Khải Định:
+ Hành động: Lén lút vi hành
+ Mặt mũi: Vô duyên
+ Trang phục: lố lăng
+ Điệu bộ cử chỉ: Lấm lét, lúng túng
- Tính chiến đấu của tác phẩm:
+ Vạch trần một vị vua bù nhìn Khải Định
+ Lên án, tố cáo. chính sách cai trị giả dối của Pháp.
Bài trước: Soạn bài: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh) - Soạn Văn 11 (cực ngắn) Bài tiếp: Soạn bài: Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan) - Soạn Văn 11 (cực ngắn)