Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2: Tác phẩm - Soạn Văn 11 (cực ngắn)
Bố cục:
Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc gồm 4 phần.
+ Lung khởi: Khái quát bối cảnh của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân.
+ Thích thực: Hồi tưởng lại hình ảnh và công đức người nông dân - nghĩa sĩ.
+ Ai vãn: Bày tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả đối với người nghĩa sĩ.
+ Khốc tận (Kết): Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.
Nội dung bài học
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc khắc họa thành công vẻ đẹp bi tráng của người nông dân nghĩa sĩ – những người đã dũng cảm chiến đấu hi sinh cho đất nước
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Bố cục: 4 phần.
+ Lung khởi: khái quát bối cảnh của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân.
+ Thích thực: Hồi tưởng lại hình ảnh và công đức người nông dân - nghĩa sĩ.
+ Ai vãn: Bày tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả đối với người nghĩa sĩ.
+ Khốc tận (Kết): Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.
Câu 2 (trang 65 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ:
+ Trong cuộc sống bình thường: nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân, âm thầm lặng lẽ lao động
+ Khi giặc xâm phạm: : Ban đầu lo sợ => trông chờ tin quan => ghét => căm thù => đứng lên chống lại.
+ Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải: Tinh thần chiến đấu tuyệt vời, quân trang rất thô sơ nhưng đã lập được những chiến công đáng tự hào
- Cách miêu tả đạt giá trị cao ở:
+ NT tương phản
+ Ngôn ngữ vừa trân trọng vừa dân dã, mang đậm sắc thái Nam Bộ.
+ Chất trữ tình
Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ:
+ Nỗi đau mất nước
+ Nỗi xót xa xen lẫn tự hào về những nghĩa sĩ Cần Giuộc đã hi sinh vì tổ quốc
+ Tiếng khóc này không hề bi lụy bởi nó xen lẫn niềm kính trọng, cảm phục và tự hào
Câu 4 (trang 65 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Sức gợi cảm của bài văn tế chủ yếu do yếu tố biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả.
- Một số câu tiêu biểu: Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân, cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ
Luyên tập (trang 65 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)
Câu 1: Học sinh đọc diễn cảm
Câu 2: Phân tích câu trong bài văn thể hiện triết lí nhân sinh của giáo sư Trần Ngọc Giàu
+ Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh, hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.
+ Phân tích, đánh giá quan niệm sống đó: Khẳng định sự dũng cảm, hi sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc là sự hi sinh cao cả. Ngược lại, việc luồn cúi, thuần phục quân xâm lược chính là biểu hiện cho sự hèn nhát
Bài trước: Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 1: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu - Soạn Văn 11 (cực ngắn) Bài tiếp: Soạn bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố - Soạn Văn 11 (cực ngắn)