Soạn bài: Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia) - Soạn Văn 11 (cực ngắn)
Nội dung bài học
Thông qua câu chuyện tình yêu vượt lên thù hận của Romeo và Giuliet, tác giả ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng chủ nghĩa nhân văn
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 201 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
+ Sáu lời thoại đầu là những lời độc thoại của Giuliet và lời độc thoại nội tâm của Romeo
+ Về hình thức là những lời thoại của từng người, họ nói về nhau chứ không nói với nhau
Câu 2 (trang 201 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Những cụm từ thể hiện tình yêu của hai người trong bối cảnh hai dòng họ thù địch:
+ Rô-mê-ô: Tôi thù ghét cái tên tôi... Chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu... Tù nay tôi sẽ không bao giờ còn là Rô- mê- ô nữa...
+ Giu-li-ét: Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi, Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi. Nơi tử địa.. họ mà bắt gặp anh..
Câu 3 (trang 201 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Diễn biến tâm trạng của Romeo qua lời thoại đầu tiên:
- Chàng tán dương, say đắm trước vẻ đẹp của Giuliet
- Tiếp theo, chàng hướng vào đôi mắt của nàng rồi hình dung, so sánh, ước mong. Tất cả thể hiện sự rung động thật sự của một trái tim đang yêu nồng nàn, say đắm.
Câu 4 (trang 201 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Diễn biến tâm trạng phức tạp của Juliet: giằng xé giữa tình yêu và trách nhiệm với gia tộc, nàng yêu Romeo đến mức có thể khước từ dòng họ của mình. Nhưng mặt khác, nàng muốn Romeo khước từ dòng họ của chàng để đến với mình
Câu 5 (trang 201 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Trong mười sáu lời thoại, thù hận không xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu, minh chứng là họ vẫn bày tỏ nỗi niềm với nhau, một tình yêu trong sáng diễn ra trên cái nền của thù hận, thù hận bị đẩy lùi
Luyện tập (trang 201 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Câu 1:
Trong đoạn trích, tác giả đã để tình yêu nảy sinh, vượt qua tất cả định kiến và hận thù
⇒ Tác giả muốn khẳng định con người có quyền yêu thương, không một điều gì có thể ngăn cản được, đó là cách để khẳng định quyền con người
Câu 2: Học sinh xây dựng đoạn kịch
Bài trước: Soạn bài: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản - Soạn Văn 11 (cực ngắn) Bài tiếp: Soạn bài: Ôn tập phần Văn học - Soạn Văn 11 (cực ngắn)