Soạn bài: Nghĩa của câu (tiếp theo) - Soạn Văn 11 (cực ngắn)
Kiến thức cần nhớ:
Nghĩa tình thái: Thể hiện sự đánh giá, thái độ của người nói đối với người nghe hoặc đối với sự việc.
+ Biểu hiện qua thái độ và đánh giá:
● Đánh giá tính chân thực của sự việc.
● Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy thấp/cao.
● Đánh giá số lượng hoặc mức độ của sự việc trên phương diện nào đó.
● Sự việc có thực hay không, đã xảy ra hay chưa.
● Khẳng định sự cần thiết, tính tất yếu của sự việc.
+ Biểu hiện qua thái độ, tình cảm của người nói với người nghe qua từ ngữ xưng hô, từ cảm thán:
● Cảm xúc chân thật, gần gũi…
● Thái độ khó chịu, nóng giận…
● Sự kính cẩn, tôn trọng...
Luyện tập
Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)
Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu:
a. "Ngoài này nắng đỏ cành cam
Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa".
(Tố Hữu - Tiếng hát sang xuân)
- Nghĩa sự việc: Nhắc đến tình hình thời tiết - trời nắng. Ở ngoài nắng đỏ, ở trong nắng xanh lam.
- Nghĩa tình thái: Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao qua từ "chắc". Chắc chắn sự việc sẽ xảy ra đúng như suy nghĩ của người nói.
b. "Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ ràng là mợ Du và thằng Dũng".
(Nguyên Hồng - Mợ Du)
- Nghĩa sự việc: ảnh có mợ Du và thằng Dũng.
- Nghĩa tình thái: Khẳng định sự việc ở mức độ cao "rõ ràng".
c. "Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù".
(Nguyễn Tuân - Chữ người tử tù)
- Nghĩa sự việc: Cái gông xứng với tội án tử tù.
- Nghĩa tình thái: Khẳng định sự việc theo cách mỉa mai "thật là".
d. "Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều".
(Nam Cao - Chí Phèo)
- Nghĩa sự việc: Chí Phèo sống bằng giật cướp và dọa nạt. Chí mạnh vì liều.
- Nghĩa tình thái: Ở câu 1 là sự khẳng định mức độ cao việc Chí sống bằng nghề cướp giật là chính. Ở câu 2 thể hiện sự phỏng đoán sự việc. Ở câu 3 thể hiện thái độ miễn cưỡng chấp nhận Chí mạnh vì sự liều lĩnh.
Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)
Xác định từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái:
a. "Nói của đáng tội" (Thể hiện sự đưa đẩy, có hàm ý rào đón).
b. "Có thể" (Thể hiện sự phỏng đoán khả năng).
c. "Những" (Đánh giá mức độ sự việc).
d. "Kia mà" (Thể hiện thái độ trách móc).
Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)
Kết quả chọn từ:
a. Chọn từ "hình như" (Mô tả sự phỏng đoán chưa chắc chắn)
b. Chọn từ "dễ" (Sự phỏng đoán chưa chắc chắn)
c. Chọn từ "tận" (Đánh giá khoảng cách)
Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)
Đặt câu với các tình thái từ lần lượt là:
- Chưa biết chừng anh ấy không đến.
- Lúc ấy chỉ 9 giờ là cùng thôi.
- Ít ra anh cũng phải chào bác ấy lấy một câu trước khi rời xa nơi này chứ.
- Nghe nói ngày mai siêu thị giảm giá.
- Chả lẽ con bé giận mình thật.
- Chả lẽ cậu định không nói chuyện với cô ấy luôn à.
- Sự thật là chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn về ô nhiễm môi trường nặng nề ở các thành phố lớn.
- Cậu đã hứa với tớ rồi cơ mà.
- Chúng tôi đã từng rất vất vả, đặc biệt là khi còn ở dưới quê.
- Thằng bé ấy tôi đã nhắc với anh rồi đấy mà.
Bài trước: Soạn bài: Hầu trời (Tản Đà) - Soạn Văn 11 (cực ngắn) Bài tiếp: Soạn bài: Vội vàng (Xuân Diệu) - Soạn Văn 11 (cực ngắn)