Soạn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận - Soạn Văn 11 (cực ngắn)
Nhắc lại kiến thức đã học ở bài tóm tắt văn bản nghị luận và thực hiện củng cố kiến thức bằng bài tập luyện tập.
- Khái niệm tóm tắt và tóm tắt văn bản nghị luận.
- Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận.
- Các bước để tóm tắt một văn bản nghị luận.
Luyện tập
Câu 1 (trang 122 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Những nội dung mà bạn học sinh dự định tóm tắt văn bản "Mấy nét về thơ mới trong cách nhìn lại hôm nay" - Huy Cận còn chưa đầy đủ và bao quát ý:
- Điểm chưa chính xác:
+ Câu trong bản gốc: "Nhưng cái buồn của thơ mới đâu có phải đều là ủy mị".
→ Trong thơ mới vẫn còn tồn tại cái buồn ủy mị.
+ Nội dung câu văn dự định tóm tắt: "Cái buồn của Thơ mới không ủy mị mà chứa yếu tố tích cực".
→ Khẳng định thơ mới không còn yếu tố ủy mị.
- Cần bổ sung thêm các ý để làm tròn vẹn nội dung:
+ Nhược điểm của Thơ mới là không nói đến đấu tranh cách mạng, thiếu đi khí phách cách mạng thời đại.
+ Thơ mới đã đổi mới nội dung sự biểu hiện cảm xúc, góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt.
Câu 2 (trang 123 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
- Vấn đề nghị luận: Tinh thần thơ mới.
- Mục đích: Nhận thức đúng đắn về cuộc cách mạng của thơ mới:
+ Từ cái "ta" chuyển sang cái "tôi" mang màu sắc cá nhân sống động, độc đáo.
+ Tiếng Việt được đưa lên tầm cao mới.
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần mở đầu (Từ đầu đến "đại thể"): Cách nhận diện "tinh thần thơ mới" cùng những khó khăn, phương pháp thực hiện.
+ Phần 2 (Tiếp theo đến "cùng Huy Cận"): Phân tích, chứng minh tinh thần thơ mới qua biểu hiện của chữ "tôi".
● Việc tìm ra tinh thần thơ mới có những khó khăn nên cách tiếp cận cần đúng đắn.
● Những biểu hiện của cái "tôi": Sầu buồn, bế tắc, bâng khuâng nhưng luôn khao khát, say mê với cuộc sống, với đất nước, con người.
● Tình yêu tiếng Việt và lòng say mê, phát triển tiếng Việt lên tầm cao mới.
+ Phần 3 (Còn lại): Cách giải quyết bi kịch của các nhà thơ mới và niềm tin vào tương lai.
- Tóm tắt:
Gợi ý tóm tắt theo bố cục:
“Một thời đại trong thi ca” đặt ra nhiệm vụ đi tìm “Tinh thần thơ mới”. Tác giả đưa ra nguyên tắc giúp chúng ta nhận diện thơ Mới và thơ cũ một cách khái quát nhất và nhấn mạnh cốt lõi làm nên tinh thần thơ mới đó chính là cái "tôi" cá nhân. Tinh thần của thơ mới là chữ “tôi” đối lập với chữ “ta” của thơ cũ, và cũng chỉ ra thái độ của xã hội khi ý thức cá nhân mới trỗi dậy: “Bị rẻ rúng, bị nhìn với con mắt khó chịu, thương hại”. Và cách giải quyết bi kịch thời đại của các nhà thơ mới: “Họ gửi gắm, dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”.
Bài trước: Soạn bài: Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2 - Soạn Văn 11 (cực ngắn) Bài tiếp: Soạn bài: Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2 - Soạn Văn 11 (cực ngắn)