Soạn bài: Lai tân (Hồ Chí Minh) - Soạn Văn 11 (cực ngắn)
Bố cục của bài Lai tân - Hồ Chí Minh gồm 2 phần
- Phần 1 (3 câu thơ đầu): Thực trạng bộ máy chính quyền quan lại ở Lai Tân.
- Phần 2 (câu cuối): Sự mỉa mai, châm biếm của tác giả.
Nội dung bài học
- Nội dung:
+ Thực trạng bộ máy quan lại thối nát dưới chính quyền Tưởng Giới Thạch.
+ Thái độ mỉa mai, châm biếm của tác giả nhẹ nhàng nhưng có tính đả kích mạnh mẽ.
- Nghệ thuật: Bút pháp trào phúng tả thực giản dị, chân thực nhưng mỉa mai sâu cay.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 45 SGK ngữ văn 11 tập 2)
Bộ máy quan lại ở Lai Tân được miêu tả:
- Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng: Những người đứng đầu bộ máy quan lại địa phương, đại diện cho pháp luật.
+ Ban trưởng: Chuyên đánh bạc.
+ Cảnh trưởng: Kiếm ăn quanh.
+ Huyện trưởng: Chong đèn, đốt đèn bàn.
→ Những người đại diện cho pháp luật nhưng lại làm sai luật tái hiện bộ máy cai trị của chính quyền Tưởng Giới Thạch đều thối nát, mục ruỗng. Từ quan lại nhỏ cho đến quan chức cao chỉ lo ăn chơi, sa đọa, tham nhũng.
Câu 2 (trang 45 SGK ngữ văn 11 tập 2)
Sắc thái châm biếm trong câu thơ cuối:
- "Thái bình": Ngôn từ châm biếm cao độ. Quan lại chỉ lo ăn chơi, tham nhũng không chăm lo đến đời sống nhân dân. Chính quyền thối nát nhưng trời đất vẫn bình yên.
→ Bản chất dối trá, đại loạn, mục ruỗng từ bên trong của chính quyền Tưởng Giới Thạch. Ngòi bút trào phúng tinh tế, sắc sảo, hình ảnh trời đất thái bình đã hút trọn sự châm biếm của cả bài thơ. Đây là đòn đả kích lớn vào bộ máy chính quyền Trung Quốc đại loạn.
Câu 3 (trang 45 SGK ngữ văn 11 tập 2)
- Kết cấu: Chặt chẽ, logic, tạo bất ngờ cho người đọc. Ba câu thơ đầu chỉ là câu chuyện bình thường nhưng câu thơ thứ 4 lại bất ngờ làm bật tung tư tưởng của bài thơ.
- Bút pháp: Sử dụng bút pháp chấm phá trong thơ Đường. Ngôn từ ngắn gọn, súc tích, giản dị. Chất "thép" trong bài thơ chính là sự châm biếm bằng ngôn từ nhẹ nhàng nhưng lại có sức đả kích mạnh bạo. Tác giả thẳng thắn phê phán sự thối nát, mục ruỗng của chính quyền Tưởng Giới Thạch.
Bài trước: Soạn bài: Từ ấy (Tố Hữu) - Soạn Văn 11 (cực ngắn) Bài tiếp: Soạn bài: Nhớ đồng (Tố Hữu) - Soạn Văn 11 (cực ngắn)