Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối năm - Soạn Văn 11 (cực ngắn)
Phần Trắc nghiệm
Đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | A, D, B, C | B | D | B | A | C | D | B | B | C | C | A |
Phần Tự Luận
Đề 1: Nêu những suy nghĩ và cảm xúc riêng của em về một bài thơ (hoặc một thiên truyện ngắn) đã học.
Gợi ý dàn bài:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm bài “Chiều tối” của Hồ Chí Minh.
- Nêu bối cảnh ra đời, ảnh hưởng, chi phối tới nội dung của bài thơ.
2. Thân bài:
- Phân tích hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và nỗi lòng của nhà thơ.
+ "Cánh chim mỏi": hình ảnh ước lệ cổ điển. Cánh chim mỏi hơn, bay nặng nề hơn sau một ngày, đang trên đường về tổ khi trời về chiều.
+ "Chòm mây lơ lửng": Sự lẻ loi đơn độc của chòm mây khi trời về chiều.
→ Cảnh thiên nhiên yên bình, vận động theo đúng nhịp của tạo hóa nhưng lại chuyện động lặng lẽ, đượm buồn.
- Cảm xúc của nhà thơ:
+ Sự quan sát tinh tế thể hiện tình yêu thiên thiên của tác giả.
+ Sự lẻ loi, lặng lẽ của hình ảnh thiên nhiên đồng điệu với tâm trạng người tù của nhà thơ. Cánh chim đã về tổ còn Bác vẫn đang trên đường chuyển nhà lao. Chòm mây cô đơn cũng giống như hoàn cảnh của Bác lúc này.
- Phân tích 2 câu thơ cuối: Bức tranh cuộc sống và sức sống mãnh liệt của người tù.
+ Cô thôn nữ đang xay ngô: Con người nổi bật giữa trung tâm của bức tranh thiên nhiên và cũng chỉ có duy nhất 1 người. Dù công việc vất vả, nặng nhọc nhưng vẫn hăng say, miệt mài.
- Nghệ thuật:
+ Phép điệp vòng "ma bao túc": khẳng định công việc diễn ra thường xuyên, vận động nhịp nhàng theo chu trình của cuộc sống. Từ sự tượng trưng đi đến cuộc sống thực tế bộc lộ ý chí, khát vọng sống của Bác.
+ Từ đắt "hồng" đã làm bừng sáng cả không gian chiều tối. Sự chuyển động từ gam màu u tối về gam màu tươi sáng khẳng định niềm lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào tương lai cách mạng của Bác.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị nghệ thuật, nội dung của tác phẩm.
- Nêu cảm nghĩ về giá trị của bài thơ.
Đề 2: Trình bày quan điểm của em về quan niệm chọn nghề nghiệp trong tương lai. (Chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình; chọn nghề đang được ưa chuộng trong xã hội hay nhất quyết theo đuổi nghề mà mình yêu thích nhất)
Gợi ý:
1. Mở bài:
2. Thân bài:
- Thực tế nghề nghiệp trong xã hội hiện nay và sự cần thiết của việc chọn đúng nghề.
- Những cách chọn nghề trong thực tế hiện nay:
+ Chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình
+ Chọn nghề đang được ưa chuộng trong xã hội
+ Nhất quyết theo đuổi nghề mà mình yêu thích nhất.
- Xác định quan điểm bạn chọn và nói rõ lý do.
+ Dựa vào mục tiêu đặt ra trong cuộc sống.
+ Năng lực thực tế của bản thân mình.
+ Thực tế nghề nghiệp mà mình muốn theo đuổi.
- Bác bỏ những quan điểm sai lầm:
+ Lựa chọn nghề nghiệp mà không suy nghĩ đến tính chất công việc, có phù hợp với khả năng của mình hay không.
+ Lựa chọn nghề nghiệp vượt quá khả năng thực tế của bản thân.
Cứ nhất quyết theo đuổi một cách không có định hướng nghề mà mình thích.
- Bàn luận mở rộng:
+ Cần có định hướng nghề nghiệp sớm để lên kế hoạch thực hiện cho được định hướng, mong ước ấy.
+ Lựa chọn nghề kết hợp giữa sở thích và năng lực thực tế của bản thân.
3. Kết bài:
- Khẳng định tầm quan trọng của việc chọn nghề.
- Nêu suy nghĩ cá nhân về mối quan hệ giữa nghề nghiệp, cuộc sống.
Bài trước: Soạn bài: Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2 - Soạn Văn 11 (cực ngắn)