Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (cực ngắn) > Soạn bài: Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng) - Soạn Văn 11 (cực ngắn)

Soạn bài: Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng) - Soạn Văn 11 (cực ngắn)

Bố cục của bài Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng gồm 3 phần

+ Đoạn 1 (Từ đầu đến “cho Tuyết vậy”): Niềm vui và hạnh phúc của các thành viên gia đình và mọi người khi cụ tổ qua đời.

+ Đoạn 2 (Tiếp theo đến “Đám cứ đi”): Cảnh đám ma gương mẫu.

+ Đoạn 3 (Còn lại): Cảnh hạ huyệt.

Nội dung bài học

Qua đoạn trích nói riêng và tác phẩm Số đỏ nói chung, Vũ Trọng Phụng đã phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” ở thành thị những năm trước cách mạng

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề chứa đựng mâu thuẫn trào phúng hàm chứa tiếng cười chua chát, kích thích trí tò mò của người đọc

+ Tình huống trào phúng: Niềm vui vẻ, háo hức của đám con cháu trong gia đình trước sự ra đi của cụ cố tổ- người thân của họ => ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn

Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Cái chết của cụ cố tổ là niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình vì “cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành chứ không còn lí thuyết viễn vông nữa”

- Những niềm hạnh phúc trong gia đình

+ Cụ cố Hồng: được dịp diễn trò để được thiên hạ khen.

+ Vợ chồng Văn Minh: Mừng vì di chúc sẽ được thực hiện, những mođen đám tang sẽ được tung ra.

+ Cô Tuyết: Được dịp ăn mặc thời trang, khoe khoang.

+ Cậu tú Tân: Sướng vì được dùng máy ảnh mới, khoe tài chụp hình.

+ Ông Phán: Được chia một phần tiền vì “đôi sừng” của mình

+ Xuân Tóc Đỏ: Danh tiếng vang xa hơn nữa

- Những niềm hạnh phúc của những người đến dự đám tang

+ Hai vị cảnh sát Min Đơ và Min Toa: cơ hội làm việc, không thất nghiệp

+ Bạn bè cụ cố Hồng: phô trương đủ thứ huân, huy chương, quần áo, đầu tóc, râu ria...

+ Đám phụ nữ quý phái, đám trai thanh gái lịch: chim chuột nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau...

+ Hàng phố: nhốn nháo khoe đám ma to

Câu 3 (trang 128 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Cảnh đám ma gương mẫu:

- Cảnh đưa đám:

+ Chậm chạp và nhốn nháo

+ Các loại kèn ta, Tây, Tàu lố lăng

+ Người đi đám nói chuyện bàn tán

+ Điệp khúc “Đám cứ đi”

- Cảnh hạ huyệt:

+ Cậu Tú bắt mọi người tạo dáng chụp ảnh

+ Cụ cố Hồng: tỏ ra chí hiếu nhưng lại lộ sự giả dối

+ Phán mọc sừng khóc oặt người đi nhưng lại giúi vào tay Xuân tờ 5 đồng rồi lại khóc oặt người đi

=> Càng thể hiện rõ sự “trào phúng” của đoạn trích

Câu 4 (trang 128 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Xã hội thượng lưu mất hết tình người, mất đi trật tự tôn ti, bị đảo lộn bởi những con người tham lam, bỉ ổi, suy đồi về đạo đức và cách sống

- Thái độ Vũ Trọng Phụng: tố cáo, lên án, phê phán, châm biếm mạnh mẽ, gay gắt

Câu 5 (trang 128 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Nghệ thuật trào phúng:

- Tạo tình huống cơ bản rồi mở ra những tình huống khác.

- Phát hiện những chi tiết đối lập gây gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc.

- Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa, … được sử dụng một cách linh hoạt.

- Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật.

Luyện tập (trang 128 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Bài 1: Học sinh tìm đọc tác phẩm Số đỏ

Bài 2:

+ Mâu thuẫn trào phúng: niềm hạnh phúc của đám con cháu trước sự ra đi của cụ cố tổ

+ Chân dung trào phúng: Chân dung đám con cháu trong gia đình và đám quan khách => xã hội thượng lưu đương thời