Soạn bài: Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) - Soạn Văn 11 (cực ngắn)
Bố cục tác phẩm Chạy giặc gồm: 2 phần
Phần 1 (6 câu thơ đầu): Bức tranh hiện thực của cảnh chạy giặc
Phần 2 (2 câu còn lại): Nỗi niềm tác giả
Nội dung bài học
Bài thơ giúp khắc họa chân thực cảnh chạy giặc, đồng thời bộc lộ nỗi niềm xót xa cho tình cảnh đất nước và niềm căm phẫn quân xâm lược của NĐC
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Cảnh đau thương của đất nước hiện lên qua những hình ảnh:
+ Lũ trẻ lơ xơ chạy
+ Đàn chim dáo dác bay.
+ Bến Ghé tan bọt nước.
+ Đồng Nai nhuốm màu mây.
=> Nhà thơ sử dụng hình ảnh chân thực để ghi lại bức tranh hiện thực vừa đột ngột, bàng hoàng, vừa thê thảm, tan tác lại vừa mất mát đau thương của cảnh chạy giặc.
Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Trong hoàn cảnh đó tâm trạng của tác giả:
+ Đau xót khi nhân dân rơi vào cảnh khốn cùng
- Thái độ của tác giả:
+ Căm thù giặc giá tiếp, luôn mong cầu có người hiền giúp nước
Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Hai câu thơ:
"Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này? "
- Tác giả đã sử dụng câu hỏi tu từ đầy nhức nhối qua đó bộc lộ thái độ mỉa mai, chất vấn đối với triều đình phong kiến.
- Qua đó, thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân, lo cho cảnh ngộ nhân dân của tác giả
Bài trước: Soạn bài: Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu) - Soạn Văn 11 (cực ngắn) Bài tiếp: Soạn bài: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh) - Soạn Văn 11 (cực ngắn)