Dạng 3: Bài tập về sự biến thiên tính chất của các nguyên tố hóa học - Chuyên đề Hóa 10
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
Dựa vào quy luật biến thiên tính chất theo chu kì và theo nhóm. Cụ thể như sau:
- Trong chu kì: Theo chiều tăng của diện tích hạt nhân (tức Z tăng): tính kim loại giảm, phi kim tăng, tính bazơ giảm, axit tăng.
- Trong nhóm A: Theo chiều Z tăng: Tính kim loại tăng, phi kim giảm, tinh bazơ tăng, tính axit giảm.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Dãy các nguyên tố nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại?
A. Li, Be, Na, K.
B. Al, Na, K, Ca.
C. Mg, K, Rb, Cs.
D. Mg, Na, Rb, Sr.
Bài giải:
- Trong 1 chu kì, tính kim loại giảm dần (đi từ trái qua phải).
- Trong 1 nhóm, tính kim loại tăng dần (đi từ trên xuống dưới).
Do vậy, dãy sắp xếp tăng dần tính kim loại là: Mg, K, Rb, Cs
Đáp án đúng là: C
Ví dụ 2. Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4,12,20. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì.
B. Các nguyên tố này không cùng thuộc 1 chu kì.
C. Thứ tự tăng dần tính bazo là: X (OH)2, Y (OH) 2, Z (OH) 2
D. Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z < Y < X
Bài giải:
Zx= 4 ⇒ Cấu hình e lớp ngoài cùng của X là … 2s2 ⇒ X thuộc nhóm II, chu kì 2
Zy = 12 ⇒ Cấu hình e lớp ngoài cùng của Y là …. 3s2 ⇒ Y thuộc nhóm II, chu kì 3
Zz = 20 ⇒ Cấu hình e lớp ngoài cùng của Z là …. 4s2 ⇒ Z thuộc nhóm II, chu kì 4
A sai vì: Nguyên tố nhóm IA mới là kim loại mạnh nhất trong 1 chu kì.
B đúng vì: X thuộc chu kì 2, Y thuộc chu kì 3, Z thuộc chu kì 4.
C đúng vì: Trong cùng 1 nhóm tính bazo tăng dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
D đúng vì: Trong cùng 1 nhóm độ âm điện giảm dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
⇒ Đáp án cần chọn là: A
Ví dụ 3. Cho các phát biểu sau:
(I) F là phi kim mạnh nhất.
(II) Li là KL có độ âm điện lớn nhất
(III) He là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất.
(IV) Be là KL yếu nhất trong nhóm IIA.
Số các phát biểu đúng là?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Bài giải:
Số phát biểu đúng là I, III, IV.
⇒ Chọn đáp án C.
Ví dụ 4. Cho 3 nguyên tố X, Y, Z lần lượt ở vị trí 11,12,19 của bảng tuần hoàn. Hidroxit của X, Y, Z tương ứng là X’, Y’, Z’. Thứ tự tăng dần tính bazo là:
A. X’ < Y’ < Z’
B. Y’ < X’ < Z’
C. Z’ < Y’< X’
D. Z’ < X’ < Y’.
Bài giải:
ZX = 11 có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s1
ZY = 11 có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s2
ZZ = 19 có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4s1
Trong cùng 1 nhóm tính kim loại tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân do đó tính bazo tương ứng của X’ < Z’
Trong cùng 1 chu kì tính kim loại giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân do đó tính bazo tương ứng của X’> Y’
⇒ Đáp án đúng là: B
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Tính kim loại tăng dần trong dãy:
A. Ca, K, Al, Mg
B. Al, Mg, Ca, K
C. K, Mg, Al, Ca
D. Al, Mg, K, Ca
Đáp án: B
Câu 2. Tính phi kim giảm dần trong dãy:
A. C, O, Si, N
B. Si, C, O, N
C. O, N, C, Si
D. C, Si, N, O
Đáp án: C
Câu 3. Tính bazơ tăng dần trong dãy:
A. Al (OH)3; Ba (OH)2; Mg (OH)2
B. Ba (OH)2; Mg (OH)2; Al (OH)3
C. Mg (OH)2; Ba (OH)2; Al (OH)3
D. Al (OH)3; Mg (OH)2; Ba (OH)2
Đáp án: D
Câu 4. Tính axit tăng dần trong dãy:
A. H3PO4; H2SO4; H3AsO4
B. H2SO4; H3AsO4; H3PO4
C. H3PO4; H3AsO4; H2SO4
D. H3AsO4; H3PO4; H2SO4
Đáp án: D
Câu 5. Bán kính nguyên tử các nguyên tố: Na, Li, Be, B. Xếp theo chiều tăng dần là:
A. B < Be < Li < Na
B. Na < Li < Be < B
C. Li < Be < B < Na
D. Be < Li < Na < B
Đáp án: A
Câu 6. Độ âm điện của các nguyên tố: Na, Mg, Al, Si. Xếp theo chiều tăng dần là:
A. Na < Mg < Al < Si
B. Si < Al < Mg < Na
C. Si < Mg < Al < Na
D. Al < Na < Si < Mg
Đáp án: A
Câu 7. Các nguyên tố C, Si, Na, Mg được xếp theo thứ tự năng lượng ion hoá thứ nhất giảm dần là:
A. C, Mg, Si, Na
B. Si, C, Na, Mg
C. Si, C, Mg, Na
D. C, Si, Mg, Na
Đáp án: D
Câu 8. Hãy so sánh tính bazơ của các cặp chất sau và giải thích ngắn gọm
a) Magie hiđroxit và canxi hiđroxit.
b) Natri hiđroxit và magie hiđroxit.
a) Mg (OH)2 có tính bazơ yếu hơn Ca (OH)2 vì Mg và Ca đều thuộc nhóm IIA, theochiều từ trên xuống, trong một nhóm A tính kim loại tăng dần, tính phi kim loại giảm dần. Đồng thời tính axit của hiđroxit giảm dần, tính bazơ tăng dần.
b) Mg (OH)2 có tính bazơ yếu hơn NaOH vì Mg và Na đều thuộc cùng một chu kì theo chiều từ trái sang phải tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần. Đồng thời axit của hiđroxit tăng dần, tính bazơ giảm dần.
Câu 9.
Hãy so sánh tính chất axit của các chất trong mỗi cặp sau và giải thích: Axit cacbonic và axit silicic; axit photphoric và axit sunfuric; axit silisic và axit sunfuric.
- Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống tính bazơ của các oxit và hiđroxit tăng dần, tính axit giảm dần. Nên H2CO3 có tính axit mạnh hơn H2SiO3.
- Trong một chu kì tính bazơ giảm dần và tính axit của các oxit và hiđroxit tăng khi đi từ đầu chu kì cho đến cuối chu kì. Nên tính axit của H2SO4 mạnh hơn H3PO4
- Tính axit của H2SiO3 yếu hơn H3PO4 (trong 1 chu kì) và H3PO4 yếu hơn H2SO4 do vậy tính axit của H2SiO3 yếu hơn H2SO4
Câu 10.
Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt 9,16,17:
a) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
b) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần,
Câu 10.
+) X (Z = 9) ls22s22p5: Thuộc chu kì 2, nhóm VIIA. Là F (Flo).
+) Y (Z = 16) ls22s22p63s23p4: Thuộc chu kì 3, nhóm VIA. Là S (luu huỳnh).
+) Z (Z = 17) ls22s22p63s23p5: Thuộc chu kì 3, nhóm VIIA Là Cl (Clo).
So sánh X và Z (vì thuộc cùng chu kì) thì: Tính phi kim X > Z
So sánh Y và Z (vì thuộc cùng nhóm A) thì: Tính phi kim Z > Y.
Vậy tính phi kim tăng dần theo thứ tự: Y, Z, X.