Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (ngắn nhất) > Vi hành (trang 171 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1)

Vi hành (trang 171 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1)

Bố cục của đoạn trích được chia ra làm 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “vi hành” đấy): Cuộc trò chuyện của đôi trai gái trên chuyến tàu ngầm

- Phần 2 (còn lại): Nhận định và thái độ mỉa mai đối với vua Khải Định

Câu 1 (trang 171 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Mâu thuẫn cơ bản của truyện được mở đầu bằng một tình huống oái oăm, vừa vui vừa tạo được hiệu quả châm biếm sâu cay. Đó là tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm: nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và cho đó là Khải Định. Nhờ sự nhầm lẫn mà hình ảnh Khải Định được miêu tả vừa rất khách quan lại vô cùng hài hước.

Câu 2 (trang 171):

Nhà văn đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo đó là một tình huống nhầm lẫn. Có rất nhiều sự nhầm lẫn: cặp đôi trai gái nhầm lẫn nhà văn với Khải Định, người dân Pháp nhầm tất cả người da vàng mũi tẹt đều là Khải Định.

Trong con mắt của đôi trai gái người Pháp, Khải Định chỉ như một tên hề rẻ tiền. Và với người Pháp hắn chỉ có tác dụng là làm thỏa mãn tính hiếu kì của họ. Với tình huống nhầm lẫn này, bức chân dung Khải Định không phải là một ông vua của một đất nước mà là một vai hề. Một vẻ ngoài không giống ai của Khải Định, cái vẻ ngoài nhố nhăng, lố bịch: “vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh, cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn”. Thảm hại hơn, họ còn so sánh Khải Định với những trò ở đấu xảo “một cách khôi hài”, “phải mất những nghìn rưởi phrăng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, xem tụi làm trò leo trèo nhào lộn của sư thánh xứ Công gô, hôm nay chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh? ”. Đó là một sự so sánh vừa hài hước, vừa đầy kịch tính có giá trị châm biến rất sâu sắc.

Câu 3 (trang 171):

- Hình tượng nhân vật Khải Định

+ Mặt mũi: da vàng bủng như quả chanh, mũi tẹt, mắt xếch.

+ Trang phục thì lố lăng chẳng ra một phong cách cốt chỉ để khoe trang sức, lụa là có bao nhiêu là đeo hết hết lên người bấy nhiêu để trưng diện với người ngoài.

+ Điệu bộ: lấm lén, lúng túng của phường ăn cắp vụng trộm.

+ Hành vi: nhút nhát.

→ Bản chất lố lăng của một ông vua bù nhìn.

- Tính chiến đấu mạnh mẽ của tác phẩm được thể hiện:

+ Nhà văn tố cáo chế độ thực dân với chế độ chính sách dã man và tàn bạo.

+ Lên án chính sách lừa bịp của thực dân, chính sách ngu dân.

- Đặc sắc về mặt nghệ thuật:

+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

+ Truyện được viết dưới dạng một bức thư – một lối văn tự do, phóng túng và đa giọng điệu.

+ Tính chất đa giọng điệu với nhiều sắc điệu khác nhau, từ giọng điệu giễu cợt mỉa mai, phê phán đả kích đến giọng điệu trữ tình tự sự... đã làm nên sức hấp dẫn và sức chiến đấu của tác phẩm.