Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (ngắn nhất) > Tinh thần thể dục (trang 177 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1)

Tinh thần thể dục (trang 177 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1)

I. Nội dung chính của truyện ngắn

Truyện miêu tả mâu thuẫn giữa một bên là chính quyền thực dân và bọn chức dịch kì hào cổ vũ, muốn khuếch trương "phong trào thể dục". Mà cụ thể là giữa một bên là bóng đá với một bên là tình cảnh khốn khó và tìm cách thoái thác của người dân nghèo khổ. Qua đó làm bật lên tiếng cười mỉa mai, châm biếm về cái xã hội thối nát, bịp bợm lúc bấy giờ.

II. Hướng dẫn đọc thêm

Câu 1 (trang 177 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

* Bố cục của truyện được chia là ba đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến.. Nay sức, Lê Thăng): Giới thiệu lệnh của quan trên qua trát quan về làng.

- Đoạn 2 (tiếp đó đến Vâng): Những người bị bắt đi xem đá bóng trực tiếp đến xin ông Lí (Lí trưởng).

- Đoạn 3 (còn lại): Cảnh lùng sục bắt người đi xem đá bóng.

* Cách dựng truyện của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn rất độc đáo: Sau đoạn mở đầu giới thiệu tờ trát của tri huyện Lê Thăng là cảnh thứ nhất thì truyện bao gồm thêm năm cảnh trong đó: năm cảnh sau liên kết với nhau để thể hiện chủ đề, trào phúng cái tinh thần thể dục trước cách mạng.

+ Cảnh 1: Tờ trát về làng với giọng cứng nhắc, hách dịch là nguyên nhân cho tất cả các cảnh sau.

+ Ba cảnh sau là ba cảnh đối phó khác nhau của dân làng trước cái lệnh sắt đá của quan huyện.

+ Hai cảnh cuối cùng là cảnh tróc nã dữ dội, đưa người xem đi đá bóng mà như dẫn giải tù binh.

→ Các cảnh tưởng như rời rạc nhưng lại được móc nối với nhau trong mối quan hệ nhân quả, cùng thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Câu 2 (trang 177):

Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã tạo nên một mâu thuẫn trào phúng đặc sắc. Bởi thường người ta đi xem bóng đá là một hoạt động thể thao nhưng trong truyện ngắn này, xem bóng đá lại trở thành một tai họa với người dân.

Mỗi đoạn là một mâu thuẫn hỗ trợ làm nổi bật mâu thuẫn chung trong toàn bộ tác phẩm

+ Cảnh 1: Quan trên yêu cầu người dân đi xem bóng đá, một hoạt động thể thao bằng một cái lệnh.

+ Cảnh 2: Anh Mịch van xin ông Lí miễn cho việc đi xem đá bóng vì anh còn phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị. Nhưng những lời van xin thống thiết của anh không làm cho ông Lí động lòng.

+ Cảnh 3: bác Phô gái xin cho chồng mình không phải đi xem đá bóng với lí do ốm đau. Bác Phô còn mang theo cả cành cau biếu ông Lí. Lời van xin cũng không kém phần thống thiết nhưng ông Lí cũng rất kiên quyết “Ốm gần chết cũng phải đi. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à? ”.

+ Cảnh 4: bà cụ Phó Bính thức thời hơn, cũng bởi bà có nhiều tiền hơn. Bà có ba hào để đút lót ông Lí. Bà có tiền để thuê người đi thay. Vì vậy phản ứng của ông Lí nhã nhặn hơn. Ông không dọa nạt mà chỉ trách nhẹ “Làm việc mà cứ gặp phải những người như con bà, thì tôi đến chết mất”, sau khi đã bỏ ba hào vào túi.

+ Cảnh 5: cảnh van xin, người chạy chọt, người trốn tránh khiến các ông lí dịch trong làng vô cùng vất vả với việc bắt người đi xem thể thao. Đánh đập, quát tháo, chửi rủa.. Cảnh tượng thương tâm nhất là cảnh thằng Cò ôm con trốn trong đống rơm mà cũng không thoát.

+ Cảnh 6: không khí của buổi lên đường cũng không vui vẻ gì. Những người không may mắn, không thể trốn thoát được phải tập trung xếp hàng năm để lên đường đi xem bóng đá. Họ bị giải đi như đoàn tù binh.

Câu 3 (trang 177):

Ý nghĩa phê phán của truyện Tinh thần thể dục: "Tinh thần thể dục" phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến. Trong khi cuộc sống của dân chúng vô cùng khốn khổ, đối rách thì chính quyền tay sai thực dân lại bày đặt những trò thể thao xa xỉ, vớ vẩn để làm trò tiêu khiển. Qua đó phê phán sự bỉ ổi, lố lăng của bọn thực dân Pháp và quan sai.