Đặc điểm loại hình của tiếng Việt (trang 58 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)
I. Loại hình ngôn ngữ
- Loại hình là tập hợp những sự vật, hiện tượng có cùng chung những đặc trưng cơ bản nào đó.
- Loại hình ngôn ngữ là một kiểu cấu tạo ngôn ngữ, trong đó bao gồm hệ thống những đặc điểm có liên quan với nhau, chi phối lẫn nhau.
- Có hai loại hình ngôn ngữ:
+ Loại hình ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán... )
+ Loại hình ngôn ngữ hòa kết (tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp... )
II. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết, về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
2. Từ không biến đổi hình thái
3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.
Luyện tập
Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
a,
- Nụ tầm xuân (1) có vai trò là bổ ngữ của câu (bổ sung ý nghĩa cho từ hái)
- Nụ tầm xuân (2) đóng vai trò là chủ ngữ của câu.
b,
- Bến (1) là bổ ngữ chỉ đối tượng (cho động từ nhớ).
- Bến (2) là chủ ngữ.
=> Cả hai từ bến này đểu có nghĩa bóng chỉ người phụ nữ.
c,
- Trẻ (1), già (1) là bổ ngữ cho các động từ (yêu, kính).
- Trẻ (2), già (2) đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu.
d,
Vai trò ngữ pháp của từ bống trong đoạn văn:
- bống (1): bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ đem.
- bống (2): bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả xuống.
- bống (3): bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả.
- bống (4): bổ ngữ cho động từ đưa.
- bống (5): chủ ngữ trong câu.
- bống (6): chủ ngữ trong câu.
Câu 2 (trang 58):
Ví dụ:
He went on the morning.
Dịch: Anh ấy đi sáng nay.
Loại hình ngôn ngữ hòa kết của tiếng Anh thể hiện ở: từ có sự biến đổi về hình thức: động từ went (đi, đã đi) có hình thức tồn tại ở quá khứ. Thì hiện tại của từ này được viết là go.
Loại hình ngôn ngữ đơn lập trong câu dịch của tiếng Việt không có sự biến đổi về hình thức (giữ nguyên động từ đi).
Câu 3 (trang 58):
Các hư từ được sử dụng trong đoạn văn đã cho là
- Đã: chỉ hoạt động xảy ra trước một thời điểm nào đó.
- Các: chỉ số nhiều toàn thể của sự vật.
- Để: chỉ mục đích.
- Lại: chỉ sự tiếp diễn của hoạt động.
- Mà: chỉ mục đích.
Bài trước: Tiểu sử tóm tắt (trang 54 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2) Bài tiếp: Tôi yêu em (trang 60 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)