Về luân lí xã hội ở nước ta (trang 88 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)
I. Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Phan Châu Trinh (1872 – 1926), tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, quê ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Nam Kì (nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam).
Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng. Những áng văn chính luận của ông mang đậm tính chất hùng biện, lập luận chặt chẽ, đanh thép; những bài thơ của ông dạt dào cảm xúc về đất nước, đồng bào; tất cả đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ.
Các tác phẩm chính: Đầu Pháp chính phủ thư (1906), Tỉnh hồn ca I, II (1907,1922), Tây Hồ thi tập (1904 – 1914)...
2. Tác phẩm
"Về luân lí xã hội ở nước ta" là một đoan trích trong phần ba của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây (gồm năm phần chính, kể cả nhập đề và kết luận), được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19 – 11 – 1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Tên bài cũng như các số thứ tự trong đoạn trích do người biên soạn đặt.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
* Cấu trúc đoạn trích gồm ba phần:
- Phần 1: Ở nước ta chưa có luân lí xã hội, mọi người chưa có ý niệm gì về luân lí xã hội.
- Phần 2: So sánh luân lí xã hội ở châu Âu (Pháp) với nước ta.
- Phần 3: Chủ trương truyền bá Xã hội chủ nghĩa cho người Việt Nam.
=> Ba phần trên của bài liên hệ chặt chẽ với nhau theo mạch diễn giải: hiện trạng chung - biểu hiện cụ thể - giải pháp.
* Chủ đề tư tưởng của đoạn trích là cần phải truyền bá chủ nghĩa xã hội ở nước Việt Nam để gây dựng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng tới mục đích giành độc lập, tự do.
Câu 2 (trang 88):
Trong phần 1 của đoạn trích tác giả vào đề bằng cách:
- Dùng cách nói phủ định: “Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều”.
- Tác giả còn phủ nhận, xuyên tạc vấn đề của không ít người, tác giả đã khẳng định: “Một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì”.
→ Cách vào đề trực tiếp, thẳng thắn, bộc lộ quan điểm tư tưởng của một nhà Nho uyên bác thức thời.
Câu 3 (trang 88): Trong phần 2 ở hai đoạn đầu, Phan Châu Trinh đã so sánh "bên Âu châu", "bên Pháp" với "bên ta" về:
Luân lí XH ở nước ta | Luân lí XH bên châu Âu |
- Không hiểu, chưa hiểu, chẳng biết gì (thờ ơ, tê liệt) - Dẫn chứng: Phải ai nấy hay, ai chết mặc ai, cháy nhà hàng xóm bình dân như vại, đèn nhà ai nhà ấy rạng, chỉ nghĩ đến sự yên ổn của riêng mình, bất công cũng cho qua. - Nguyên nhân: người nước mình thiếu ý thức đoàn thể. | - Rất thịnh hành và phát triển - Dẫn chứng: khi người có quyền thế, sức mạnh hoặc chính phủ cậy quyền thế, sức mạnh đè nén, áp bức quyền lợi riêng của cá nhân hay đoàn thể thì người ta tìm mọi cách để giành lại công bằng xã hội. - Nguyên nhân: Có ý thức đoàn thể, sẵn sàng làm việc chung, sẵn sàng giúp đỡ, tôn trọng quyền lợi của nhau. |
Câu 4 (trang 88):
* Nguyên nhân của tình trạng “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích” đó là:
- Nhân dân ta vốn có truyền thống cộng đồng, đoàn kết từ xa xưa.
+ Sử dụng thành ngữ, tục ngữ: nhiều tay vỗ nên bộp, không thể bẻ đũa cả nắm, góp gió làm bão, giụm cây làm rừng → tác động sâu sắc đến tình cảm và ý thức của người nghe.
- Ngày nay trơ trọi. lơ láo, sợ sệt:
+ Bọn học trò trong nước mắc bệnh ham quyền tước, ham bả vinh hoa của các triều vua mà sinh ra giả dối, nịnh hót, chỉ biết có nhà vua mà chẳng biết có dân. → Muốn giữ túi tham mình đầy mãi, địa vị mình được vững mãi bèn thiết pháp luật, phá tan tành đoàn thể quốc dân.
+ Gọi đích danh: kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, kẻ áo rộng khăn đen lức nhức lạy dưới...
+ Tội trạng của chúng: kết bè đảng, cậy quyền thế, tham nhũng, vơ vét của dân...
+ Phan Châu Trinh đã sử dụng hình ảnh gợi tả, lối so sánh ví von, cấu trúc câu trùng điệp: “Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý! ” → Tính hùng biện, đanh thép của lời văn diễn thuyết.
=> Thể hiện tinh thần phản phong mạnh mẽ của tác giả vừa phê phán nghiêm khắc, vừa đau lòng cần phải chỉ ra sự hèn kém của dân mình, nước mình → Kín đáo bày tỏ tấm lòng yêu nước.
Câu 5 (trang 88):
Bài văn có sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm và yếu tố nghị luận:
- Yếu tố biểu cảm: câu cảm thán, câu mở rộng thành phần, những cụm từ chứa tình cảm đồng bào, tình cảm dân tộc sâu nặng, thắm thiết, lời văn nhẹ nhàng, từ tốn → tăng thêm sức thuyết phục, lay chuyển mạnh mẽ nhận thức và tình cảm của người nghe.
- Yếu tố nghị luận: cách luận lập chặt chẽ, logic, nêu dẫn chứng cụ thể, xác thực, giọng văn mạnh mẽ, hùng hồn.
Luyện tập
Câu 1 (trang 88):
Tâm trạng của tác giả khi viết đoạn trích đó là: căm ghét bọn quan lại phong kiến, xu nịnh, nhũng nhiễu dân, thương xót đồng bào, lo lắng cho đất nước, hi vọng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Câu 2 (trang 88):
Qua tác phẩm có thể cảm nhận được Tấm lòng của Phan ChâuTrinh cũng như tầm nhìn của ông đó là:
- Đau đáu vì dân vì nước, xót thương và căm giận, phê phán và thức tỉnh.
- Tầm nhìn tiến bộ, xa rộng: kết hợp truyền bá tư tưởng XHCN, gây dựng tinh thần đoàn thể, với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cho đất nước, cho dân tộc.
Câu 3 (trang 88):
* Chủ trương gây dựng nên luân lí xã hội ở Việt Nam của Phan Châu Trinh đến nay vẫn còn có ý nghĩa thời sự sâu sắc trong cuộc đổi mới xây dựng đất nước Việt Nam.
- Liên hệ chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, tiêu cực, vẫn cần hơn bao giờ hết việc nâng cao tinh thần dân chủ, công khai, đoàn kết.
Bài tiếp: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (trang 91 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)