Trang chủ > Lớp 8 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 (có đáp án) > Đề thi Ngữ văn lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4) - Ngữ Văn Lớp 8

Đề thi Ngữ văn lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4) - Ngữ Văn Lớp 8

Đề thi Học kì 2
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 4)
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1. Ý nghĩa hai câu thơ: “Dân chài lưới làn da rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” là gì?
a. Người dân làng chài mang đầy vị mặn của biển
b. Người dân chài khỏe mạnh, cường tráng và gắn bó máu thịt với biển khơi
c. Người dân chài có làn da rám nắng
d. Vị mặn mòi của biển
2. Điểm giống nhau giữa các tác phẩm "Chiếu dời đô", "Hịch tướng sĩ", "Nước Đại Việt ta" là gì?
a. Vừa là áng văn chương bất hủ, vừa là văn kiện lịch sử quan trọng gắn liền với lịch sử dân tộc
b. Vừa thể hiện tư tưởng, tình cảm của các cá nhân kiệt xuất, vừa kết tinh ý chí, ước muốn dân tộc
c. Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc
d. Cả ba đáp án a, b, c
3. Câu cầu khiến nào dưới đây không được dùng để khuyên nhủ?
a. Có phải duyên nhau thì thắm lại. / Đừng xanh như lá, bạc như vôi
b. Các bạn trật tự đi!
c. Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua
d. Hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhé!
4. Điều gì không xuất hiện trong nỗi nhớ của nhà thơ Tế Hanh khi phải xa quê hương?
a. Màu nước xanh
b. Cá bạc
c. Biển lặng gió
d. Con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
5. Ý nghĩa câu kết: “ Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” thể hiện điều gì?
a. Lời ban bố quyết định dời đô
b. Lời phủ dụ yên dân
c. Sự rút ngắn khoảng cách giữa vua và nhân dân trăm họ
d. Cả ba đáp a, b, c
6. Câu nào sau đây là câu phủ định bác bỏ?
a. Chú chim bị thương không đứng dậy được nữa, nằm thở dốc
b. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp
c. Không, chúng con không đói nữa đâu
d. Tôi chưa hề biết trên đời này lại có những chuyện mới lạ như vậy: bên bờ biển có những vỏ sò đủ màu sắc như thế kia, và có được quả dưa hấu ăn cũng phải trải qua bao nhiêu là hiểm nguy.
II. Tự luận (7 điểm)
1. Phân tích và chỉ ra tác dụng của trật tự từ được sử dụng trong câu sau đây:
Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. (1đ)
2. Xác định kiểu câu và hành động nói được sử dụng trong câu sau:
- Khốn nạn… Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! (1đ)
3. Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
(Quê hương – Tế Hanh)
a. Chép lại chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài. (1đ)
b. Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (4đ)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
123456
bdbcdc
II. Phần tự luận
1. Phân tích và chỉ ra tác dụng của trật tự từ được sử dụng trong câu sau:
Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung.
→ Trật tự từ của các thời đại xuất hiện trong câu: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. (0.5đ)
→ Tác dụng: Thể hiện thứ tự thời gian lịch sử. thời đại nào xuất hiện trước nêu trước, thời đại xuất hiện sau nêu sau. (0.5đ)
2. Xác định kiểu câu và hành động nói được sử dụng trong câu sau:
- Khốn nạn… Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu!
→ Thuộc kiểu câu cảm thán. (0.5đ)
→ Hành động bộc lộ cảm xúc. (0.5đ)
3. Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
(Quê hương – Tế Hanh)
a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài.
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” (1đ)
b. Viết một đoạn văn theo lối diễn dịch khoảng 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (4đ)
Yêu cầu:
Học sinh viết được đoạn văn diễn dịch khoảng 7 – 10 câu, nêu được các nội dung cơ bản sau:
- Đoạn thơ miêu tả cảnh đoàn thuyền cá trở về trong sự náo nức, ồn ào, tấp nập. (1đ)
- Lời cảm tạ chân thành của những người dân miền biển hồn hậu với đất trời đã đem đến sự no ấm, , bình yên cho họ. (1đ)
- Vẻ đẹp của người dân làng chài với sự dẻo dai, kiên cường, từng trải, phong trần, mang trong mình hương vị mặn mòi của biển cả bao la. Hình ảnh những đứa con của biển cả được miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn, phi thường, kì diệu. (1đ)
- Con thuyền nhờ tác giả sử dụng thủ pháp nhân hóa hiện lên vô cùng sinh động. Nó cũng biết nghỉ ngơi thư giãn sau những ngày lao mình trên biển đương đầu sóng gió. Nó đã đóng góp công sức không nhỏ để tạo nên thành quả lao động cho người dân. Hình ảnh con thuyền giống như con người, có suy tư, cảm xúc, chất muối thấm vào từng thớ mình để dạn dày, từng trải. (1đ)
→ Thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ.