Trang chủ > Lớp 8 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 (có đáp án) > Đề kiểm tra tập làm văn số 3 lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 2) - Ngữ Văn Lớp 8

Đề kiểm tra tập làm văn số 3 lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 2) - Ngữ Văn Lớp 8

Đề kiểm tra 90 phút Học kì 1
Môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 2)
Đề bài: Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi.
Dàn ý
2.1. Thuyết minh về bút bi
A. Mở bài:
- Giới thiệu về loại bút định thuyết minh (bút bi)
B. Thân bài:
1. Nguồn gốc của bút bi
- Bắt nguồn từ nhu cầu in khắc, ghi chép, đánh dấu, … các loại bút viết lần lượt ra đời.
- Tên gọi bút bi là từ được vay mượn từ tiếng Pháp, ban đầu chúng được gọi là bút bic (gọi theo tên 1 doanh nghiệp Pháp chuyên sản xuất bút)
- Bút bi xuất hiện lần đầu vào cuối thế kỉ 19, khi công nghệ in ấn đã bắt đầu phát triển. Đa phần trong các phát minh về bút viết, mực sẽ được đặt trong một chiếc ống nhỏ, đầu ống được chặn lại bằng một viên bi nhỏ để lăn khi viết và ngăn không cho mực chảy ra ngoài.
- Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, bút bi bắt đầu được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới để phục vụ như cầu ghi chép của toàn nhân loại với rất nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau và giá thành rẻ.
2. Cấu tạo
- Bút bi bao gồm 3 bộ phận chính: vỏ bút, ruột bút và bộ phận điều chỉnh bút
+ Vỏ bút: thường được làm từ nhựa cứng, nhẹ, hình dáng thon dài, dùng để bảo vệ phần ruột bút.
+ Ruột bút: là một ống nhỏ được làm từ chất liệu nhựa dẻo, dùng để chứa mực, phần ngòi bút tiếp xúc trực tiếp với mực trong ống. Đặc biệt, đầu ngòi có một viên bi nhỏ dùng để lăn mực trên giấy và ngăn không cho mực chảy ra ngoài. Đây là phần quan trọng nhất của bút bi.
+ Bộ phận điều chỉnh bút: gồm một lò xo và bộ bấm bút, dùng để điều chỉnh bút khi viết và khi không sử dụng đến. Một số loại bút khác điều chỉnh bằng nắp đậy.
- Thiết kế bút bi ngày càng phong phú, đa dạng có tính thẩm mĩ và hữu ích cao, giá thành lại rẻ.
3. Phân loại bút bi
- Bút bi được chia ra làm hai loại chính: loại bút sử dụng một lần và loại có thể bơm thêm mực khi hết. Tuy nhiên đối với loại bút sử dụng một lần, chúng ta vẫn có thể thay ngòi khác mà vẫn giữ nguyên vỏ và bộ phận điều chỉnh, giúp tiết kiệm chi phí hơn.
- Ngoài bút bi còn có rất nhiều loại bút khác nhua để phục vụ nhu cầu ghi chép với mục đích đa dạng của con người như: bút chì, bút máy, bút dạ, bút highlight, …
4. Công dụng và cách bảo quản
- Công dụng của bút bi là dùng để ghi chép, đánh dấu lên giấy và một số vật dụng khác như gỗ, …
- Cách bảo quản: Bút bi có giá thành tương đối rẻ và độ bền cao, khi sử dụng chúng ta chỉ cần lưu ý không để bút rơi xuống đất, tránh va đập làm vỡ vỏ bút, và đặc biệt là tránh làm hỏng bi của bút.
C. Kết bài:
- Tổng kết công dụng và ý nghĩa của bút bi trong đời sống con người.
2.2. Thuyết minh về bút máy
A. Mở bài
– Từ xưa đến nay, muốn viết, muốn vẽ ta đều phải dùng cây bút.
– Có nhiều loại bút ra đời: Bút lông, bút dạ, bút bi, bút máy…
– Mỗi loại bút lại có cấu tạo và công dụng ít nhiều khác nhau tùy vào mục đích sử dụng.
– Bút máy là một trong những loại bút được nhiều người yêu thích và sử dụng.
B. Thân bài
1. Nguồn gốc và lịch sử của chiếc bút
Bút viết đã xuất hiện từ rất lâu đời.
– Trong nền văn minh Ai Cập cổ đại, những người chép sử đã sử dụng cây sậy, nhai dập đầu rồi chấm vào chất màu để viết.
– Đến thế kỉ XVI, người ta sử dụng lông chim thiên nga để viết bằng cách vót nhọn đầu lông rồi đổ mực vào phần ruột rỗng của lông rồi viết.
– Giữa thế kỉ XIX, chiếc bút máy lần đầu tiên xuất hiện ở Mĩ.
– Khoa học kỹ thuật phát triển, qua nhiều lần cải tiến, chúng ta có được chiếc bút như ngày nay.
2. Cấu tạo của chiếc bút máy
Bút máy có cấu tạo gồm có 3 phần: Vỏ bút, ruột bút và ngòi bút:
– Vỏ bút bao gồm: Nắp bút và thân bút. (Dùng để bảo vệ phần ngòi bút và ruột bút). Có khi vỏ bút được làm bằng nhôm, nhôm mạ đồng, bằng nhựa hoặc thậm chí, có một số chiếc bút vỏ được làm bằng vàng.
– Ruột bút: là một ống nhựa nhỏ, dẻo, mềm dùng đế chứa mực.
– Ngòi bút: Làm bằng kim loại. Khi viết, mực từ ruột bút theo đường ống chảy xuống ngòi bút.
3. Các loại bút máy phổ biến:
- Bút Hồng Hà, bút Hê-rô, bút Trung Quốc 307, bút Kim Tinh …
4. Công dụng và cách bảo quản:
- Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cắm phần đầu bút vào bình mực rồi buông tay từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể dùng trong suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ làm vấy bẩn quần áo, chân tay, tập vở rất sạch sẽ.
- Phần ngòi bút là phần quan trọng nhất cho nên khi mua bút, người sử dụng cần chọn lựa ngòi thật kĩ. Ấn nhẹ mũi ngòi xuống giấy tạo chữ để kiểm tra độ êm tay của ngòi.
- Cần giữ để ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không viết được. Tránh mạnh tay khi để bút xuống bàn, ngòi đâm mạnh vào vật cứng tứa ra sẽ làm cho đầu viết sẽ bị, khó viết. Khi viết xong cần phải đậy nắp bút lại rồi mới đặt xuống bàn.
- Mực lọc không có cặn để đảm bảo không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng được một thời gian ta cần phải rửa bút bằng nước nóng, lau khô rồi bơm mực để tiếp tục sử dụng.
- Không vặn nắp bút quá chặt tay, sẽ làm vỡ nắp. Bỏ bút vào trong hộp dựng riêng tránh làm rớt xuống đất dễ hư ngòi, bể và hỏng
C. Kết bài
– Dẫu cho đã có rất nhiều loại bút khác nhau thì bút máy vẫn được nhiều người yêu thích và sử dụng.
– Bút máy sẽ mãi là vật dụng chẳng thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta.