Trang chủ > Lớp 8 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 (có đáp án) > Đề kiểm tra tập làm văn số 7 lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4) - Ngữ Văn Lớp 8

Đề kiểm tra tập làm văn số 7 lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4) - Ngữ Văn Lớp 8

Đề kiểm tra 90 phút Học kì 2
Môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 4)
Đề bài: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Lá lành đùm rách”
Đáp án và thang điểm
học sinh viết bài một văn nghị luận. Yêu cầu: biết cách dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có bố cục đầy đủ 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, cần phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu về câu tục ngữ và nêu ngắn gọn nội dung: khuyên nhủ con người biết đoàn kết, yêu thương, sẻ chia với những cảnh ngộ khó khăn, bất hạnh hơn mình.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích (2đ):
+ Nghĩa đen: Lá lành bao bọc chiếc lá rách.
+ Nghĩa bóng:
Lá lành: chỉ những người có cuộc sống đủ đầy, may mắn, tốt đẹp.
Lá rách: chỉ những người kém may mắn có cuộc sống khó khăn, vất vả, thiếu thốn.
Lá lành đùm lá rách: người có cuộc sống đủ đầy san sẻ, giúp đỡ những người có cuộc sống khó khăn.
→ Câu tục ngữ muốn khuyên răn con người nên biết yêu thương con người, đùm bọc, giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, gian khổ.
- Phân tích - chứng minh (5đ):
+ Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đúc kết kinh nghiệm sống, ứng xử quý báu giữa con người với con người.
+ Đồng thời nhắc nhở chúng ta không nên chê bai hay ghẻ lạnh đối với những người khó khăn, mà nên yêu thương, giúp đỡ họ, đó mới là điều tốt đẹp.
+ Trong cuộc sống vẫn còn không ít những mảnh đời bất hạnh. Cuộc đời sẽ trở nên tươi đẹp hơn nếu như chúng ta biết sẻ chia, dang rộng vòng tay giúp đỡ những hoàn cảnh đó để họ có thêm động lực để vươn lên nghịch cảnh. Giúp đỡ người khác trong lúc hoạn nạn phải xuầt phát từ sự cảm thông chân thành chứ không phải bằng thái độ ban ơn, bố thí. Ngược lại người nhận được sự trợ giúp cũng không nên ỷ lại mà phải chủ động vượt qua khó khăn.
+ Giúp đỡ nhau có thể bằng nhiều cách (vật chất hay tinh thần) và tùy thuộc vào khả năng của mình.
+ Cuộc sống khi bình yên, khi sóng gió; việc sẻ chia, giúp đỡ người khác sẽ khiến tâm hồn ta trở nên thanh thản và yêu đời hơn.
+ Chứng minh truyền thống thể hiện qua văn chương “Thương người như thể thương thân”, qua các hành động thực tế: hoạt động ủng hộ người nghèo được tổ chức thừng xuyên, Góp đá xây dựng Trường Sa, các hoạt động tình nguyện quyên góp vật chất đưa lên vùng cao của các đoàn thiện nguyện…
- Bình luận (2đ)
+ Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng là bài học quý báu, nhằm khuyên nhủ con người biết sống đúng mực, có đạo đức, biết chia sẻ yêu thương để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
+ Liên hệ, nêu bài học rút ra cho bản thân: biết yêu thương, giúp đỡ, sẻ chia với những hoàn cảnh bất hạnh hơn.
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ.