Trang chủ > Lớp 8 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 (có đáp án) > Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 3) - Ngữ Văn Lớp 8

Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 3) - Ngữ Văn Lớp 8

Đề thi Học kì 1
Môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
Hãy trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của cá từ: xe máy, xe đạp, xích lô, ô tô...
A. vũ khí B. Kim loại C. Xe cộ D. Y phục
Câu 2: Trong các từ sau từ nào là từ tượng thanh?
A. Xôn xao B. Chốc chốc C. Vật vã D. Mải mốt
Câu 3: Từ “à” trong câu: “mẹ đi làm rồi à? ” thuộc loại từ nào?
A. Quan hệ từ B. Trợ từ C. Thán từ D. Tính thái từ
Câu 4: Từ “đi” trong câu nào sử dụng phép nói giảm nói tránh?
A. Bác đã đi rồi sao Bác ơi?
B. Trên bến cảng Nhà Rồng, Bác đã ra đi.
C. Đi trên sông Vàm một đêm trăng rằm
D. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1: Dấu ngoặc kép dùng để làm gì? Lấy ví dụ minh họa.
Câu 2: Đặt các câu ghép có các vế câu thể hiện các kiểu quan hệ sau:
- Quan hệ điều kiện:
- Quan hệ tương phản:
- Quan hệ tăng tiến:
- Quan hệ lựa chọn:
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng phép nói giảm, nói tránh.
Đáp án và thang điểm
Phần I: Trắc nghiêm (2 điểm) (Mỗi câu đúng cho 0.5 điểm)
Câu1234
Đáp ánCADA
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1:
- Công dụng của dấu ngặc kép:
+ Đánh dấu từ ngữ, câu hoặc đoạn dẫn trực tiếp.
Ví dụ: Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì quen thuộc nhất với cháu”
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay mang ngụ ý mỉa mai.
Ví dụ: Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tớ báo, tạp chí được dẫn.
Ví dụ: Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống” … ra đời.
Câu 2: Đặt câu ghép:
- Quan hệ điều kiện: Nếu ta chiếm được cao điểm này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi.
- Quan hệ tương phản: Anh ấy ốm nặng nhưng anh ấy vẫn lạc quan.
- Quan hệ tăng tiến: Hoa sen không những đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam.
- Quan hệ lựa chọn: Tôi đi hay là anh đi?
Câu 3:
Yêu cầu học sinh:
- Viết được một đoạn văn hoàn chỉnh, đầy đủ, không mắc các loại lỗi.
- Chỉ ra được phép nói giảm nói tránh được sử dụng trong đoạn văn đó.