Trang chủ > Lớp 8 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 (có đáp án) > Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 1) - Ngữ Văn Lớp 8

Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 1) - Ngữ Văn Lớp 8

Đề kiểm tra 90 phút Học kì 2
Môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 1)
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1. Việc tác giả lựa chọn trật tự từ trong câu: “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ tay hắn” nhằm thể hiện điều gì?
a. Thể hiện các trạng thái tâm tư, tình cảm, hành động của chị Dậu
b. Thứ tự các hành động của chị Dậu
c. Bảo đảm sự hài hòa về mặt ngữ âm
d. Liên kết câu với các câu khác trong văn bản
2. Nối các câu ở cột A với kiểu câu ở cột B sao cho phù hợp.
AB
1. Các em đừng khóc.a. Câu cảm thán
2. Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì phải tù, phải tội.b. Câu nghi vấn
3. Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?c. Câu trần thuật
4. Ha ha! Một lưỡi gươm!d. Câu cầu khiến
3. Câu: “Đóng cửa lại! ” thuộc kiểu hành động nói nào?
a. Hành động trình bày
b. Hành động hỏi
c. Hành động điều khiển
d. Hành động hứa hẹn
4. Trong đoạn văn sau, câu nào là câu phủ định?
“ (1) Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:
(2) – Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
(3) Chị Dậu khẽ gạt nước mắt:
(4) – Không đau con ạ! ”
a. Câu (1) b. Câu (2) c. Câu (3) d. Câu (4)
5. Vai xã hội của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp khi viết bài tấu "Bàn luận về phép học" là gì?
a. Quan hệ thân – sơ
b. Quan hệ ngang hàng
c. Quan hệ trên – dưới
II. Tự luận (7 điểm)
1. Xác định kiểu câu và hành động nói của các câu sau (4đ):
a. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
b. Khốn nạn thân tôi... ông giáo ạ!
c. Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
d. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?
2. Phát hiện lỗi logic trong các câu sau và sửa lại cho đúng (2đ):
a. Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con.
b. Bài thơ trên không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ.
3. Giải thích vì sao tác giả lại lựa chọn thứ tự sắp xếp như phần in đậm dưới đây? (1đ)
Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
123456
b1 – d; 2 – c; 3 – b; 4 - acdc
II. Phần tự luận
1.
Xác định kiểu câu và hành động nói của các câu sau (4đ):
a. Câu trần thuật –hành động trình bày (1đ)
b. Câu cảm thán – hành động bộc lộ cảm xúc (1đ)
c. Câu cầu khiến – hành động yêu cầu, đề nghị (1đ)
d. Câu nghi vấn – hành động hỏi (1đ)
1. Phát hiện lỗi lô – gic trong các câu sau và sửa lại cho đúng (2đ):
a. Chị Dậu rất chuyên cần, chịu thương chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con.
→ Lỗi ở quan hệ từ “ rất”, “nên” chỉ kết quả song không có lí ở 2 vế câu. (0.5đ)
→ Có thể sửa thành: Chị Dậu không chỉ cần cù, chịu thương chịu khó mà còn rất mực yêu thương chồng con. (0.5đ)
b. Bài thơ trên không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ.
→ Lỗi không lô – gic ở 2 vế câu sau quan hệ từ “không chỉ... mà còn”. Ngôn từ cũng là một phương diện của giá trị nghệ thuật. (0.5đ)
→ Sửa: bài thơ trên không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sâu sắc ở nội dung. (0.5đ)
2.
Giải thích vì sao tác giả lại lựa chọn thứ tự sắp xếp như phần in đậm dưới đây? (1đ)
Thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...
→ Tác giả sắp xếp theo thứ tự thời gian lịch sử: sự ra đời/ xuất hiện trước sau của các nhân vật lịch sử đó.