Trang chủ > Lớp 8 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 (có đáp án) > Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 2) - Ngữ Văn Lớp 8

Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 2) - Ngữ Văn Lớp 8

Đề thi Học kì 1
Môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 2)
Phần I: Trắc nghiêm (2 điểm)
Hãy trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của cá từ: học trò, sinh viên, bác sĩ, kĩ sư, nông dân, công nhân...
A. Con người B. Nghề nghiệp C. Môn học D. Tính cách
Câu 2: Từ nào không phải là từ tượng hình?
A. Lom khom B. Chất ngất C. Xao xác D. Xộc xệch
Câu 3: Các từ ngữ sau đây thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ xã hội: trẫm, khanh, long bào, ngự giá…
A. Biệt ngữ của những người buôn bán, kinh doanh.
B. Biệt ngữ của những người theo đạo thiên chúa.
C. Biệt ngữ của học sinh, sinh viên.
D. Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến.
Câu 4: Từ “mà” trong câu văn sau: “Trưa nay các em về nhà cơ mà. ” thuộc loại từ nào?
A. Tình thái từ B. Quan hệ từ C. Trợ từ D. Thán từ
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1: Hãy đặt 3 câu ghép với các cặp quan hệ từ sau:
a. Nếu.......................... thì..............................
b. Tuy.......................... nhưng.......................
c. Vì............................. nên.............................
Câu 2: Dấu hai chấm sử dụng để làm gì? Lấy ví dụ minh họa.
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (nội dung tự chọn), trong đó có sử dụng trợ từ và tình thái từ.
Đáp án và thang điểm
Phần I: Trắc nghiêm (2 điểm) (Mỗi câu đúng 0.5 điểm)
Câu1234
Đáp ánBCDA
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1: Đặt câu:
a. Nếu trời mưa thì lớp tôi sẽ hoãn đi cắm trại.
b. Tuy nhà nghèo nhưng Nam vẫn học rất giỏi.
c. Vì bão to nên các cây lớn đổ hết.
Câu 2:
- Công dụng của dấu 2 chấm:
+ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
Ví dụ: “Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu… cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.
+ Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời hội thoại (dùng với dấu gạch ngang).
Ví dụ: Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là hiên ngang, bất khuất.
Câu 3:
Yêu cầu học sinh:
- Viết một đoạn văn hoàn chỉnh, nội dung đầy đủ, không mắc các loại lỗi.
- Chỉ ra được và đúng hai từ theo yêu cầu của đề.