Trang chủ > Lớp 8 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 (có đáp án) > Đề thi Ngữ văn lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 2) - Ngữ Văn Lớp 8

Đề thi Ngữ văn lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 2) - Ngữ Văn Lớp 8

Đề thi Học kì 2
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 2)
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. Nội dung bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu là gì?
a. Thể hiện lòng yêu cuộc sống của nhà thơ
b. Thể hiện lòng yêu cuộc sống và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mạng trong chốn lao tù
c. Thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc của tác giả
2. Câu thơ: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ” thể hiện tâm trạng nào của Bác?
a. Tâm trạng vui tươi, lạc quan khi thưởng ngoạn ánh trăng
b. Sự vô tư, hồn nhiên của Bác khi hòa cùng ánh trăng
c. Niềm say mê thiên nhiên, phong thái ung dung của Bác ngay trong cảnh lao tù tăm tối
d. Sự bối rối, xốn xang của Bác khi bắt gặp ánh trăng
3. Vua Lý Công Uẩn đã nhận định thành Đại La có ưu thế gì để chọn lựa làm kinh đô mới?
a. Ở vào nơi trung tâm đất trời, được thế rồng cuộn hổ ngồi
b. Đúng ngôi nam, bắc, đông, tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi
c. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng
d. Cả ba đáp án a, b, c
4. Văn bản "Nước Đại Việt ta" đưa ra những tiền đề cơ bản nào có ý nghĩa then chốt với toàn bài cáo?
a. Tiền đề về nhân nghĩa
b. Tiền đề lịch sử: chân lí về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt
c. Cả a và b
5. Câu: “Anh đã nghĩ thương em thế này hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh” thực hiện hành động nói nào?
a. Hành động trình bày
b. Hạnh động cầu khiến
c. Hành đông bộc lộ cảm xúc
d. Hành động hứa hẹn
6. Câu: “Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu lợi danh, không còn biết đến tam cương, ngũ thường” trong "Bàn luận về phép học" của Nguyễn Thiếp có ý nghĩa gì?
a. Phê phán lối học thực dụng, học lấy hình thức hòng mưu cầu lợi danh
b. Phê phán lối học thụ động
c. Phê phán lối học vẹt
d. Phê phán lối học sách vở, thiếu thực tiễn
7. Qua đoạn trích 'Đi bộ ngao du", em hiểu Ru – xô là người như thế nào?
a. Là một người giản dị
b. Người yêu mến, gần gũi với thiên nhiên
c. Người yêu tự do
d. Cả a, b, c
b Quan hệ vai giao tiếp giữa ông Giuốc – đanh và bác phó may là:
a. Quan hệ ngang hàng
b. Quan hệ trên dưới
c. Quan hệ thân sơ
II. Tự luận (6 điểm)
1. Chép lại nguyên văn bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh. Nêu lên giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ (2đ).
2. Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Trần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ. (4đ)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
12345678
bcdcbadb
II. Phần tự luận
1. Chép lại nguyên văn bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh. Nêu lên giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ (2đ).
- Nguyên văn:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang. (1đ)
- Giá trị nội dung: bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mệnh còn đầy khó khăn, gian khổ. (0.5đ)
- Gía trị nghệ thuật: thể thơ tứ tuyệt với giọng điệu tươi vui, lạc quan, ngôn ngữ dễ hiểu, những hình ảnh đời thường chân thực. (0.5đ)
2. Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Trần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ.
Học sinh viết bài văn thuyết minh. Yêu cầu biết cách dùng từ, đặt câu, hành văn lưu loát, bài viết có bố cục đầy đủ 3 phần. Về cơ bản cần phải có các nội dung sau:
a. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần thuyết minh (giới thiệu về Trần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ). (0.5đ)
b. Thân bài: Nêu được những nội dung cơ bản sau:
- Về tác giả Trần Quốc Tuấn (2đ):
+ Thời đại: (1231? – 1300), là một vị anh hùng dưới triều Trần, là người góp công lớn trong việc cùng quân dân nhà Trần đại phá quân Nguyên Mông.
+ Gia đình - quê hương: Ông là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu của vua Trần Thái Tông, quê quán ở phủ Thiên Trường, thuộc phường Lộc Vượng, thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định ngày nay.
+ Bản thân: Trần Quốc Tuấn vốn có tài quân sự, lại thuộc dòng dõi tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Mông – Nguyên tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm Tướng chỉ huy. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân và dân Đại Việt đã có những chiến thắng quan trọng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.
+ Ông là người biên soạn hai bộ binh thư: “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” để dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Vào giai đoạn giặc Mông – Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược nước ta, ông đã viết bài “Hịch tướng sĩ” rồi truyền lệnh cho các tướng, răn dạy binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, chuẩn bị chống giặc.
+ Sau khi kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ ba thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến xin ý kiến, kế sách của ông.
+ Sau khi mất, Trần Hưng Đạo được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ngài được người dân bao đời sùng kính phong là Đức Thánh Trần.
+ Đặc biệt, danh tướng Trần Hưng Đạo đã được các nhà bác học và quân sự thế giới vinh danh là một trong 10 vị Đại Nguyên soái quân sự của thế giới trong một phiên họp do Hoàng gia Anh chủ trì tại Luân Đôn vào năm 1984.
- Về tác phẩm Hịch tướng sĩ (1đ):
+ Được viết vào khoảng trước khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai diễn ra, bằng thể hịch.
+ Mục đích: nhằm động viên, khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược.
+ Bố cục: gồm 4 phần
+ Nội dung: Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, biểu hiện cụ thể qua lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến với kẻ thù xâm lược.
+ Nghệ thuật: Tác phẩm là áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp lập luận chặt chẽ, lời văn thống thiết, giàu hình ảnh và sức biểu cảm.
c. Kết bài (0.5đ)
Khẳng định lại sức vóc, sự đóng góp củaTrần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ.