Trang chủ > Lớp 8 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 (có đáp án) > Đề thi Ngữ văn lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 1) - Ngữ Văn Lớp 8

Đề thi Ngữ văn lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 1) - Ngữ Văn Lớp 8

Đề thi Học kì 2
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. Theo Nguyễn Trãi, để đem lại cuộc sống yên ổn cho dân, trước hết cần phải:
a. Làm cho dân được giàu có, no ấm
b. Làm cho dân được ăn no, mặc đẹp
c. Thương dân, trừ bạo ngược
2. Bài thơ "Khi con tu hú" được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
a. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ
b. Khi tác giả mới giác ngộ cách mệnh
c. Khi tác giả bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác
d. Khi tác giả vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do
3. Nội dung chính của văn bản "Thuế máu" là gì?
a. Lên án, tố cáo, vạch trần sự bóc lột trắng trợn của thực dân Pháp đối với người lao động trên đất thuộc địa
b. Phản ánh hoàn cảnh sống khổ cực của những người dân thuộc địa trên đất Pháp
c. Thể hiện thái độ bất bình của người dân An Nam đối với trận chiến phi nghĩa
d. Tố cáo thủ đoạn lừa bịp, dối trá của thực dân Pháp khi biến người dân nghèo ở các nước thuộc địa trở thành công cụ chiến đấu trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa
4. Câu thơ: “Xanh kia thăm thẳm từng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?” thuộc kiểu hành động nói nào?
a. Hành động hỏi
b. Hành động trình bày
c. Hành động cầu khiến
d. Hành động bộc lộ cảm xúc
5. Em hiểu quan điểm: “theo điều học mà làm” của Nguyễn Thiếp trong "Bàn luận về phép học" là gì?
a. Học phải với mục đích chân chính
b. Học phải đi đôi với hành
c. Phải làm theo điều được học
d. Học phải biết thâu tóm cái tinh túy cốt lõi nhất
6. Câu nào dưới đây không mắc lỗi về mặt lô – gic?
a. Có nhiều nhà thơ nữ có đóng góp to lớn cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn
b. Linh không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép
c. Tuy phải làm nhiều việc nhà nhưng Hồng vẫn học giỏi
d. Tuy học hành chăm chỉ nhưng năm nào An cũng đạt học sinh giỏi
II. Tự luận (6 điểm)
1. Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:
Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ? (1đ)
2. Đọc câu thơ sau và làm theo các yêu cầu bên dưới:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”
a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để được một khổ thơ hoàn chỉnh. (1đ)
b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)
3. Viết một đoạn văn theo lối diễn dịch khoảng 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn trong đó có sử dụng một câu cầu khiến hoặc cảm thán. (2đ)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
123456
cadabc
II. Phần tự luận
1. Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:
Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?
→ Thuộc kiểu câu nghi vấn (0.5đ)
→ Hành động hỏi, bộc lộ cảm xúc (0.5đ)
2.
Đọc câu thơ sau đây và làm theo các yêu cầu bên dưới:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để được khổ thơ hoàn chỉnh. (1đ)
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)
- Khổ thơ nói về nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ - một người con xa quê. (0.5đ)
- Quê hương trong nỗi nhớ của Tế Hanh hiện lên vô cùng sống động với đầy đủ hình ảnh (con thuyền rẽ sóng), màu sắc (xanh, bạc... ), hương vị (mùi mặn nồng). (0.5đ)
- Động từ nhớ được lặp lại 2 lần, giúp khắc sâu thêm nỗi lòng da diết, khôn nguôi của tác giả khi nhớ về quê hương. (0.5đ)
- Khổ thơ hiện lên sinh động với nhiều danh, động, tính từ màu sắc. Phải là người có tình yêu quê hương sâu nặng mới có nỗi nhớ đầy xao xuyến và ám ảnh người đọc đến vậy. (0.5đ)
3. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn. (2đ)
- Học sinh viết được đoạn văn theo lối diễn dịch, câu chủ đề ở đầu đoạn, dung lượng 3 – 5 câu, có sử dụng câu cầu khiến hoặc cảm thán (1đ)
- Học sinh nêu được một vài nét sau: mục đích học tập đúng đắn:
+ Học để làm người, để chiếm lĩnh kiến thức, học không phải để mưu cầu lợi danh... (1đ)