Trang chủ > Lớp 8 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 (có đáp án) > Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3) - Ngữ Văn Lớp 8

Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 8 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3) - Ngữ Văn Lớp 8

Đề kiểm tra 90 phút Học kì 2
Môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 3)
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1. Mối quan hệ giữa Bác Hồ và ánh trăng trong bài thơ "Ngắm trăng" là mối quan hệ như thế nào?
a. Mối quan hệ như những người bạn tri âm, tri kỉ
b. Mối quan hệ giữa hai con người đồng cảnh ngộ
c. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên tươi đẹp
d. Mối quan hệ giữa thi sĩ và trăng
2. Bài thơ "Nhớ rừng" mượn lời con hổ ở vườn bách thú để diễn tả tâm trạng nào của con người?
a. Chán ghét thực tại tầm thường, dối trá, mất tự do
b. Tâm sự yêu nước thầm kín của người dân mất nước
c. Khao khát tự do, mong muốn được khẳng định mình
d. Tất cả các đáp án đều đúng
3. Dòng nào sau đây nêu đúng nhất tâm trạng của tác giả trong 2 câu thơ “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?”
a. Sự nuối tiếc, xót xa, nhớ nhung, cảm thương sâu sắc
b. Lo lắng, hụt hẫng
c. Bâng khuâng, tò mò
4. Đâu không phải là ý nghĩa của biểu tượng cánh buồm trong câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”?
a. Là biểu tượng làng chài, chứa đựng hồn thiêng quê hương
b. Ẩn chứa hi vọng của người dân làng chài về những chuyến ra khơi yên bình
c. Cánh buồm theo chân người ra khơi, nâng đỡ họ vững bước trên hành trình lao động
d. Là biểu tượng của biển cả mênh mông giữa muôn trùng sóng biếc
5. Theo Ru – xô, đâu là là lợi ích của việc đi bộ ngao du?
a. Đi bộ ngao du rất thoải mái, chủ động, tự do
b. Đi bộ ngao du trau dồi kiến thức
c. Đi bộ ngao du tốt cho sức khỏe
d. Cả ba đáp án a, b, c
6. Ý nghĩa nào sau đây đúng với câu văn “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”:
a. Diễn tả nỗi đau xót trước cảnh nước mất nhà tan của Trần Quốc Tuấn
b. Diễn tả sự căm giận trước những tội ác của kẻ thù
c. Diễn tả quyết tâm tiêu diệt giặc của Trần Quốc Tuấn
d. Diễn tả lòng yêu nước và căm thù giặc
II. Tự luận (7 điểm)
1. Chép lại phần phiên âm, dịch thơ của bài thơ "Ngắm trăng" và nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó. (3đ)
2. Viết một đoạn văn khoảng 10 – 15 câu nêu lên cảm nhận của em về vẻ đẹp của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ. (4đ)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
123456
adaddc
II. Phần tự luận
1.
Chép lại phiên âm, dịch thơ của bài thơ Ngắm trăng (1đ)
- Phiên âm:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
- Dịch thơ:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa số,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ:
- Giá trị nội dung: bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và phong ung dung, lạc quan của Bác giữa chốn tù lao đầy khó khăn, gian khổ (1đ)
- Giá trị nghệ thuật: bài thơ được sáng tác theo thể thơ tứ tuyệt giản dị nhưng hàm súc. Vừa mang màu sắc cổ điển vừa có tinh thần đương đại. (1đ)
2.
Học sinh viết một đoạn văn khoảng 10 – 15 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ. Có thể dựa trên những gợi ý dưới đây:
- Là một vị dũng tướng có lòng yêu nước thiết tha và lòng căm thù giặc sâu sắc (1đ)
+ Sinh ra trong thời kỳ loạn lạc, thấy sứ giặc đinghênh ngang ngoài đường... , Trần Quốc Tuấn đem lòng căm thù, khinh bỉ kẻ thù (thú vật hóa hình ảnh kẻ thù); đồng thời đau xót trước thực trạng đất nước lâm nguy, nhân dân rơi vào cảnh khốn cùng khổ hạnh. (1đ)
+ Lòng căm thù giặc sôi sục muốn biến thành hành động cụ thể. “Ta thường tới bữa quên ăn... ta cũng vui lòng” => lời thề nguyện thiêng liêng vì đất nước. Cho thấy quyết tâm sắt đá và khí phách anh hùng. (1đ)
+ Hình tượng người dũng tướng hiện lên rõ ràng, gần gũi, nêu cao tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. (1đ)
+ Là hình tượng tiêu biểu của lòng yêu nước và căm thù giặc nói chung của quân dân nhà Trần và nhân dân nước Đại Việt. (1đ)