Trang chủ > Lớp 8 > Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 (có đáp án) > Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 1) - Ngữ Văn Lớp 8

Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 1 (có đáp án - Đề 1) - Ngữ Văn Lớp 8

Đề thi Học kì 1
Môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 1)
Phần I: Trắc nghiêm (2 điểm)
Hãy trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Thế nào là trường từ vựng?
A. Là tập hợp những từ có cùng cách phát âm.
B. Là tập hợp tất cả những từ cùng loại.
C. Là tập hợp tất cả những từ có nét chung về nghĩa.
D. Là tập hợp tất cả những từ có chung nguồn gốc.
Câu 2: Trong các nhóm từ sau, nhóm nào đã được sắp xếp hợp lí?
A. Vi vu, ngọt ngào, lóng lánh, xa xa, phơi phới.
B. Thất thểu, lò dò, chôm hổm, chập chững, rón rén.
C. Thong thả, khoan thai, vội vàng, uyển chuyển, róc rách.
D. Ha hả, hô hố, hơ hớ, hì hì, khúc khích.
Câu 3: Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu thơ sau?
Bác ơi tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông mọi kiếp người!
(Tố Hữu)
A. Nhấn mạnh tài trí tuyệt vời của Bác Hồ.
B. Nhấn mạnh sự quả cảm của Bác Hồ.
C. Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ.
D. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ.
Câu 4: Trong các câu sau, câu nào sử dụng phép nói quá?
A. Chẳng tham nhà ngói ba toà - Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành.
B. Làm trai cho đáng nên trai - Khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng.
C. Hỡi cô tát nước bên đàng - Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
D. Miệng cười như thể hoa ngâu - Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1:(2 điểm) Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép sau:
a. Vợ tôi không ác nhưng thị khổ qúa rồi.
b. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa.
(Nam Cao- Lão Hạc)
Câu 2: (2 điểm) Điền dấu câu phù hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn.
Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội ()
Cái Tí () thằng Dần cùng vỗ tay reo ()
() A () Thầy đã về () A () Thầy đã về ()…
Câu 3: (4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (7-10 dòng) nói về vai trò của việc tự học, trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Đáp án và thang điểm
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) (Mỗi câu đúng cho 0.5 điểm)
Câu1234
Đáp ánCDCB
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a. Vợ tôi /không ác (nhưng) thị /khổ qúa rồi.
C V C V
=> Câu ghép có quan hệ tương phản.
b. Khi người ta/ khổ quá (thì) người ta/ chẳng còn nghĩ đến ai được nữa.
C V C V
=> Câu ghép có quan hệ nguyên nhân.
Câu 2: (2 điểm) Điền dấu câu phù hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn.
Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội (.)
Cái Tí (,) thằng Dần cùng vỗ tay reo (:)
( -) A (!) Thầy đã về (!) A (!) Thầy đã về (!)…
Câu 3: (4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (7-> 10 dòng) nói về vai trò của việc tự học, trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Yêu cầu: Hoạc sinh viết đoạn văn đủ 7 → 10 dòng, viết đúng chủ đề nói về vai trò của việc tự học, trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép theo đúng công dụng của từng loại dấu câu.
Ví dụ:
Tự học đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tích luỹ và ghi nhớ những kiến thức thầy giảng đối với học sinh. Tự học có nghĩa là: người học phải dành thời gian học ở nhà để ôn lại những kiến thức đã được học (trong bài giảng của thầy). Đồng thời tự tìm tòi đào sâu nghiên cứu những nội dung đã học, để mở rộng thêm vốn tri thức của bản thân. Tự học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho học sinh. Nếu không tự học thì người học sẽ rất dễ quên những kiến thức căn bản, tầm hiểu biết sẽ bị thu hep. Vậy phải tự học bằng cách nào? Chúng ta có thể sưu tầm thêm sách báo, tạp trí liên quan đến môn học, mươn thêm sách ở thư viện nhà trường để nghiên cứu… Người học cần ghi nhớ câu nói của Lê-nin: “ Học, học nữa, học mãi! ”. Như vậy việc tự học sẽ đạt được kết quả như mong muốn của người học.