Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội (Ngữ văn 12)
Đề 1: Nghị luận về chủ đề "Tình thương là hạnh phúc của con người. "
1. Mở bài: Trong cuộc sống nếu không có tình thương thì cuộc sống chỉ là 1 mầu xám ngắt. Tình thương sẽ làm cho cuộc sống luôn ngập tràn tiếng cười, niềm vui và niềm hạnh phúc. Có thể nói "Tình thương là hạnh phúc của con người".
2. Thân bài
a. Giải thích vấn đề
- "Tình thương" là tình cảm gắn bó giữa người với người, giữa con người với quê hương, đất nước … Tình thương là cơ sở tạo nên vẻ đẹp của xã hội.
- "Hạnh phúc" là sự sung sướng, toại nguyện. Hạnh phúc chỉ được tìm thấy trong tình yêu thương và khi chúng ta biết yêu thương.
b. Những biểu hiện của tình yêu thương
- Yêu quê hương, đất nước của mình.
- Thương người "như thể thương thân".
- Tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.
c. Yêu thương là hành động, hành động vì tình thương mới thực sự hạnh phúc.
- Phải biết đấu tranh để bảo vệ đất nước, quê hương.
- Phải biết chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ mọi người.
- Phải biết đỡ đần, gánh vác công việc gia đình giúp cha mẹ, anh chị em.
d. Bình luận
Có thể lấy câu nói của Kim Woo Choong – nhà tỉ phú người Hàn Quốc thay cho lời bình luận: "Khi bạn sống vì mọi người thì thế giới sẽ trở nên tươi sáng, ấm áp và hạnh phúc hơn. Cuộc đời khi đó sẽ trở nên đáng sống và tươi đẹp. Bất cứ thanh niên nào dửng dưng với người khác và chỉ nghĩ đến sự thoải mái, sung sướng cho riêng mình đều rất đáng khinh. Người như thế không chỉ không biết đến những lợi lộc họ nhận được từ xã hội mà rõ ràng họ cũng chẳng biết hạnh phúc là gì".
3. Kết bài: Bài học rút ra cho bản thân từ vấn đề nghị luận
Trước hết phải khẳng định tình yêu thương là 1 sức mạnh vĩ đại, nó sẽ luôn là niềm hạnh phúc quí giá cho mỗi con người. Bạn hãy cho đi 1 tình thương, bạn sẽ nhận lại 1 tấm lòng, đó chính là hạnh phúc. Cuộc sống này sẽ trở nên đẹp biết bao khi con người sống với nhau bằng tấm lòng.
Đề 2: "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". Ý kiến trên của nhà triết học M. Xi-xê-rông - một nhà triết học La Mã cổ đại, gợi cho em những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề và trích dẫn câu nói của M. Xi-xê-rông.
2. Thân bài:
- Giải thích: "Đức hạnh": là những tính nết, phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của con người; hành động chỉ việc làm cụ thể có mục đích rõ ràng -> Hành động là minh chứng thuyết phục nhất, đầy đủ nhất để phản ánh đức hạnh.
- Khẳng định ý kiến của M. Xi-xê-rông là một ý kiến sâu sắc và đúng đắn. Lí giải tại sao lại nói “mọi phẩm chất của đức hạnh nằm ở hành động”:
+ Đức hạnh có thể biểu hiện ở dạng lời nói, dạng chân lí đúc kết nhưng đó đều là những dạng thức dễ dàng thực hiện. Thậm chí, có những người không có đức hạnh thực sự cũng có thể nói những lời hay ý đẹp.
+ Hành động là biểu hiện cao nhất, thuyết phục nhất và chân thật nhất giá trị của đức hạnh vì để thể hiện được bằng hành động đòi hỏi con người phải thực sự cố gắng và thực sự mang trong mình đức hạnh chân chính.
+ Đức hạnh nên được biểu hiện ở cả lời nói và hành động, xuyên suốt theo thời gian. Chỉ đức hạnh thực sự mới đem lại những điều tốt đẹp và mới lay động được người khác.
- Phê phán những người chỉ nói hay, nói giỏi mà không có hành động tương ứng.
- Bài học nhận thức và hành động: cần rèn luyện để có được đức hạnh tốt đẹp và cần thể hiện đức hạnh ấy bằng hành động cụ thể.
* Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến, liên hệ với bản thân.
3. Kết bài: Bài học rút ra cho bản thân từ vấn đề nghị luận
Đề 3: Hãy phát biểu ý kiến của anh (chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và trích dẫn khẩu hiệu của Unesco.
2. Thân bài: Giải thích
- Học để biết: Đó là học để tìm hiểu tri thức, khám phá và giải thích các hiện tượng tự nhiên như lí, hóa...
- Học để làm: Đó là học để có thể lao động, học lấy một cái nghề để tạo ra của cải vật chất cho xã hội...
- Học để chung sống: Đó là học giao tiếp ứng xử. Học những điều hay lẽ phải, học những việc làm đúng, chuẩn mực để có thể là một công dân gương mẫu, "sống, học tập, lao động theo hiến pháp và pháp luật".
- Học để tự khẳng định mình: Học để chứng minh rằng mình là người có thể thay đổi thế giới, thay đổi được tương lai của bản thân mình.
- Sự liên hệ của 4 yếu tố trên, đó như là một nấc thang cho sự học. Trước hết là để biết, sau mới để làm, tiếp nữa là để chung sống, và yếu tố cá nhân (khẳng định mình) đặt ở vị trí cuối cùng...
Chúng ta có thể liên hệ với câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở"...
3. Kết bài: Khẳng định việc học có ý nghĩa lớn lao và quyết định đến sự thành công cũng như hạnh phúc sau này của con người.
Bài trước: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (Trang 33 sgk ngữ văn 12 tập 1) Bài tiếp: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm (trang 41 sgk ngữ văn 12 tập 1)