Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo) (trang 44 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)
1. Muốn giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt cần có tình cảm yêu mến và quý trọng tiếng Việt
- Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. ”
2. Muốn giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt cần hiểu được tiếng Việt
+ Hiểu về chuẩn mực, quy tắc của tiếng Việt ở các phương diện âm thanh, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, tiến hành giao tiếp
+ Tích lũy kinh nghiệm từ giao tiếp, từ sự trau dồi kiến thức qua sách vở, sách báo
3. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phụ thuộc vào hoạt động sử dụng tiếng Việt có ý thức
+ Cần tránh cách nói kệch cỡm, thô tục
+ Không cho phép lai tạp, lai căng
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 44 sgk ngữ văn 12 tập 1)
- Ở câu a) "Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể" - không giữ được sự trong sáng của tiếng Việt bởi sử dụng thừa từ “đòi hỏi”, điều đó làm cho câu văn không có chủ ngữ, vị ngữ.
- Ở các câu b, c, d đều đảm bảo sự trong sáng tiếng Việt: đầy đủ thành phần câu, diễn đạt rõ ràng, trong sáng.
Bài 2 (trang 45)
Từ nước ngoài không cần thiết được sử dụng trong lời quảng cáo đó là từ Valentine. Nên thay thế bằng từ ngày lễ tình yêu hay ngày lễ tình nhân.
Bài trước: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm (trang 41 sgk ngữ văn 12 tập 1) Bài tiếp: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (trang 53 sgk ngữ văn 12 tập 1)