Số phận con người (M. Sô-lô-khốp) (Trang 124 sgk ngữ văn 12 tập 2)
* Bố cục của tác phẩm gồm 3 phần
- Phần 1 (từ đầu... "đang nghịch cát"): giới thiệu về các nhân vật
- Phần 2 (tiếp... "chợt lóe lên như thế"): niềm hạnh phúc của bé Vania
- Phần 3 (còn lại): Số phận của Sô-cô-lốp và niềm tin vào sức mạnh người Nga
Câu 1 (Trang 124 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Hoàn cảnh và tâm trạng của An-đrây Xô- cô-lốp trước khi gặp bé Va-ni-a
- Năm 1944, sau khi thoát tù, Xô-cô-lốp mới biết tin vợ và con trai anh bị giết hại, niềm tin cuối cùng là A-na-tô-li cũng bị tên thiện xạ Đức giết chết.
+ Xô-cô-lốp rơi vào nỗi đau cùng cực, anh không biết đi về đâu. Anh đã chọn làm lái xe cho một nông trường sống qua ngày.
- Xô-cô-lốp tìm đến rượu để dịu bớt nỗi đau dù anh biết tác hại của nó
- Anh khóc trước mặt chú bé Va-ni-la tội nghiệp - nạn nhân sau chiến tranh. Va-ni-la sống lang thang, đói rách.
→ Hai số phận cùng cực, nghiệt ngã được đặt cạnh nhau nhằm mục đích tố cáo tội ác của chiến tranh, mang đến những bất hạnh cho người ở lại.
Hình ảnh Xô-cô-lốp thể hiện khí phách anh hùng của nhân dân, nói lên cái giá quá đắt của chiến thắng, đau khổ tột cùng của con người bởi chiến tranh gây nên.
Câu 2 (trang 124)
Xô-cô-lốp đã nhận Va-ni-a làm con nuôi tạo ra một sự thay đổi lớn trong cuộc đời hai cha con:
+ Bé Va-ni-la được người cha chở che, bảo vệ, có nơi nương tựa
+ An-đrây có thể tìm lại được ý nghĩa của cuộc sống, tình yêu thương xoa dịu đi nỗi đau mất mát gia đình mà chiến tranh đã cướp mất của anh.
- Tâm hồn ngây thơ của Va-na-a
+ Mặt mũi lấm lem, quần áo bẩn thỉu nhưng đôi mắt sáng long lanh.
+ Được cha gọi lên xe, hỏi, chờ trả lời
+ Ngồi trên xe lặng thinh, tư lự, thỉnh thoảng nhìn cha
+ Thể hiện niềm hạnh phúc, ước ao, hi vọng khi được nhận làm con
- Lòng nhân hậu của An-đrây:
+ Luôn yêu thương, nhớ đứa con nuôi Va-ni-la
+ Quyết định nhận nuôi Va-ni-la vì tình yêu thương từ tận sâu trong đáy lòng
+ Âm thầm gánh mọi đau khổ, không muốn cho Va-ni-a biết
→ Qua đó ta thấy, An-đrây là một người từng trải, giàu tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm.
- Điểm nhìn nhân vật trùng với điểm nhìn tác giả, chứa tình yêu thương, hướng tới cuộc sống bình yên.
Câu 3 (trang 124)
An-đrây Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn để nhận nuôi bé Va-ni-la. Tuy nhiên trong cuộc sống thường nhật vẫn luôn tồn tại những khó khăn mà An-đrây phải đối mặt:
+ Khó khăn của Xô-cô-lốp khi nhận Va-ni-la trong công việc thường ngày
+ Việc nhận nuôi dưỡng có thể xảy ra rủi ro bất cứ lúc nào
+ Nỗi khổ đau, sự dằn vặt từ quá khứ vẫn còn hành hạ anh
- An-đrây Xô-cô-lốp không ngừng vươn lên trong ý thức nhưng nỗi đau, vết thương lòng thì không thể nào hàn gắn. Đó chính là bi kịch sâu sắc trong số phận của Xô- cô- lốp
Câu 4 (trang 124)
* Thái độ của người kể chuyện:
+ Người kể chuyện thể hiện một lòng khâm phục, ngưỡng mộ, cũng như sự quý mến bản lĩnh con người kiên cường, nhân hậu của người con Xô Viết.
+ Khát khao, tin tưởng vào tương lại thông qua hình ảnh bé Vania
+ Tin tưởng vào sức mạnh tiềm ẩn, cống hiến âm thầm, to lớn những thế hệ người Nga trong cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đoạn cuối kêu gọi nhắc nhở quan tâm, trách nhiệm của xã hội đối với những con người bất hạnh.
Câu 5 (trang 124)
Suy nghĩ của tác giả về số phận con người:
+ Mỗi người trong cuộc đời sẽ có những số phận khác nhau, có thể gặp nhiều bất hạnh, mất mát nhưng không làm mất đi hi vọng, niềm tin và một tương lai hạnh phúc.
+ Nhà văn tin tưởng sâu sắc khi con người dựa vào, chia sẻ, đồng hành cùng nhau thì con người sẽ xứng đáng nhận được hạnh phúc.
Luyện tập
Bài 1 (trang 124)
Nét mới trong truyện ngắn "Số phận con người" khi miêu tả cuộc chiến tranh vệ quốc:
- Cốt truyện và chi tiết thể hiện rõ bút pháp hiện thực táo bạo của Sô lô- khốp, ông luôn tôn trọng tính chân thật
+ Tác phẩm không tạo ra cái kết viên mãn, để đi tới kết thúc có hậu mà mở ra nhiều khó khăn, trở ngại để nhân vật tự tìm kiếm hạnh phúc của chính họ.
+ Nhà văn đã miêu tả chân thực chiến tranh, bộ mặt thật của nó là sự chết chóc, đau khổ,
+ Nhà văn đã tạo ra nhiều tình tiết nghệ thuật độc đáo, để thể hiện chiều sâu tính cách nhân vật
- Nhân vật
+ Nhân vật trong truyện được xây dựng là những người bình dị, thậm chí nhỏ bé trong các mối quan hệ phức tạp, đa dạng, tiêu biểu cho số phận con người trong chiến tranh
+ Nhà văn ví con người như hai hạt cát côi cút, bị bão tố thổi bạt tới những miền hoang
+ Từ hoàn cảnh đau khổ nhà văn đã làm nổi bật con người với tính cách kiên cường, hồn hậu, đó là những con người vô cùng vĩ đại.
Bài 2 (trang 124)
Khi tới miền đất mới, Xô- cô – lốp bắt tay vào tìm việc để có tiền nuôi nấng Vania. Ông xin lái xe người ta không nhận, chật vật tìm việc cuối cùng ông tự mình dùng số tiền dành dụm bấy lâu mở trang trại nhỏ, cả hai cha con dốc lòng dốc sức làm việc. Những người hàng xóm mới của ông thấy thương cho sự côi cút của hai cha con nên cũng giúp đỡ hai cha con rất nhiều. Dần dần, hai cha con không phải lo lắng tới chuyện cơm áo, Xô-cô-lốp xin cho Vania đi học, vì thương cha nên cậu luôn nỗ lực học tập. Cuối cùng, Xô-cô-lốp cũng chờ được ngày thấy đứa con Vania bé bỏng năm nào trưởng thành, hai cha con sống hạnh phúc bên nhau.
Bài trước: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận (trang 112 sgk ngữ văn 12 tập 2) Bài tiếp: Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê) (trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2)