Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (hay nhất) > Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 1: Tác giả (trang 99 skg ngữ văn 12 tập 1)

Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 1: Tác giả (trang 99 skg ngữ văn 12 tập 1)

Câu 1 (trang 99 skg ngữ văn 12 tập 1)

Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu

- Tố Hữu có tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002), quê ở Thừa Thiên Huế

+ Thân sinh là nhà nho nghèo, thân mẫu là con nhà nho và có truyền thống yêu thơ ca

- Tố Hữu giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Năm 1938 ông được kết nạp Đảng Cộng sản (khi mới 18 tuổi)

- Tháng 4/1939, ông bị thực dân Pháp bắt giam

- Tháng 3/1942, ông vượt ngục, tìm ra Thanh Hoá và tiếp tục hoạt động cách mạng

- Năm 1945, ông là chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Huế.

- Năm 1947 ông công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách phần văn hóa văn nghệ, sau đó ông từng giữ nhiều trọng trách quan trọng trong bộ máy chính quyền

- Năm 1996, ông được tặng thưởng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

- Năm 2002, Tố Hữu qua đời qua đời

Câu 2 (trang 99)

Những chặng lớn trong thơ Tố Hữu gắn bó với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam như sau:

1. Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946): chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu đánh dấu bước trưởng thành khi tác giả đi theo lý tưởng, con đường cách mạng của Đảng

+ Máu lửa sáng tác trong thời kì Mặt trận Dân chủ, cảm thông sâu sắc những người nghèo, yếu thế, khơi ngọn lửa đấu tranh trong quần chúng

+ Xiềng xích sáng tác trong nhà lao, thể hiện sự yêu đời tha thiết, yêu tự do, ý chí kiên cường, quyết tâm chiến đấu của người chiến sĩ

+ Giải phóng ca ngợi thắng lợi cách mạng, độc lập tự do của Tổ Quốc (trong những ngày vượt ngục tới giải phóng)

2. Việt Bắc (1946 – 1954) trong thời kháng chiến chống Pháp gian khó, anh dũng.

+ Tiếng ca hùng tráng thiết tha, cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến

+ Thể hiện tình cảm lớn: tình quân dân, tiền phương- hậu phương, miền xuôi- miền ngược…

3. Tập “Gió lộng” (1955 – 1961) miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước

+ Ghi nhớ quá khứ ân tình, thủy chung

+ Ngợi ca cuộc sống miền Bắc

+ Tình cảm thiết tha, sâu nặng với miền Nam ruột thịt

4. Ra trận (1962 – 1971), Máu và hoa (1972 – 1977)

- Ra trận bản hùng ca thời kì “Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời”

- Máu và hoa ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ nhưng tự hào, vẻ vang

5. Một tiếng đờn (1992), “Ta với ta” (1999) sáng tác khi đất nước đổi mới

+ Phản ánh suy tư, chiêm nghiệm về con người và cuộc đời

+ Niềm tin vào lý tưởng chiến đấu, con đường cách mạng

Câu 3 (trang 100)

Nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị bởi vì:

+ Tố Hữu đã khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị, từ hoạt động cách mạng, tình cảm chính trị của bản thân

+ Thơ ông là tiếng nói của con người trung thành với lý tưởng cách mạng, đó là nguồn cảm hứng sáng tác của tác giả

+ Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản bắt nguồn từ sự giác ngộ ánh sáng cách mạng

Câu 4 (trang 100)

* Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ của Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản đó là:

+ Về thể thơ: Sử dụng thành công thể thơ dân tộc (thể lục bát, thơ bảy chữ) bình dị, thân thuộc, giàu nhạc điệu

+ Về ngôn ngữ: dùng những từ ngữ và cách nói quen thuộc, phát huy nhạc tính cũng như hình ảnh phong phú của tiếng Việt.

Luyện tập

Bài 1 (trang 100)

* Phân tích đoạn thơ mở đầu trong tác phẩm "Khi con tu hú":

Bài thơ Khi con tu hú được nhà thờ Tố Hữu sáng tác trong tù lúc bị bắt giam ở nhà lao Thừa Thiên. Bài thơ nói lên nỗi lòng, tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng đang hăm hở, sôi nổi chiến đấu bỗng bị giam trong bốn bức tường vôi. Tâm trạng ấy càng trở nên bức xúc, uất ức hơn khi bên ngoài là thiên nhiên rộng lớn, muôn màu:

"Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào"

Tiếng tu hú bỗng đánh thức tất cả mọi sự sôi động về cuộc sống bên ngoài nhà giam. Giữa không gian mênh mông bên ngoài ấy chính là sự sống vẫy gọi, xóa tan đi nỗi ngột ngạt của người tù cộng sản trẻ trung, yêu nước. Tiếng chim và hình ảnh về sự sống bên ngoài “lúa chiêm đang chín”, “ bắp rây vàng hạt” xóa tan những buồn tủi, bức bí mà tác giả đang đối mặt lúc bấy giờ. Bức tranh mùa hè rực rỡ ấy hiện lên với đủ âm thanh, màu sắc, hương vị đang là những cảm nhận tinh tế của tác giả. Lòng người tù cách mạng hướng ra sự sống tươi đẹp trước bức tranh của sự tự do. Từ việc miêu tả ngoại cảnh, tác giả trực tiếp bộc lộ cảm xúc trong sáng, nhiệt thành của mình qua những câu thơ giàu sức sáng tạo, tưởng tượng.

Bài 2 (Trang 100)

* Xuân Diệu viết: "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình". Có thể hiểu nhận xét đó như sau:

Tố Hữu trước hết làm thơ phục vụ cho cách mạng, cho lý tưởng của Đảng:

+ Tố Hữu luôn lấy cảm hứng sáng tác từ lý tưởng chiến đấu, vì vậy từ nội dung tới đề tài ông đều hướng tới lý tưởng cách mạng.

+ Tố Hữu xác định nội dung, đề tài, cảm hứng nghệ thuật xuất phát từ những vấn đề liên quan tới đời sống cách mạng, lý tưởng chính trị

+ Thơ Tố Hữu còn là sự kế thừa dòng thơ cách mạng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu…

+ Tác giả tìm tới, gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn.

+ Giọng thơ tác giả thiết tha, ngọt ngào, giọng của tình thương mến trữ tình của người dân Huế