Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (hay nhất) > Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học (trang 93 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học (trang 93 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Lưu ý:

- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là hình thức nghị luận văn học (nội dung bình luận, phân tích ý kiến đối với văn học)

- Người viết biết cách giải thích đúng đắn nội dung của ý kiến đối với văn học, biết nhận định, đánh giá

Luyện tập

Đề 1 (trang 93 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Trình bày suy nghĩ của em đối với ý kiến của nhà của Thạch Lam: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn".

Gợi ý:

Mở bài: Giới thiệu, trích dẫn ý kiến của Thạch Lam về văn chương

- Nêu cảm nhận cá nhân về ý kiến đó

Thân bài:

- Giải thích ý kiến:

+ "Văn chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực": Văn chương được xem là công cụ giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh thời đại.

+ Văn chương tác động trực tiếp đến tình cảm của con người

- Tố cáo và thay đổi thế giới giả dối, tàn ác làm cho lòng người đọc trở nên trong sạch và phong phú hơn:

+ Văn chương vạch trần, phê phán những cái xấu xa của xã hội, đòi hỏi diệt trừ, thay thế nó

+ Bồi đắp tinh thần, xây dựng lối sống trong sạch, thanh lọc con người

Bình luận, cảm nhận:

- Thạch Lam tự hào khi sử dụng vũ khí là ngòi bút văn chương

+ Nhận xét đúng đắn, khái quát, sát với thực tế

+ Ý thức được nguồn sức mạnh to lớn, cao cả của văn chương

+ Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ (phản ảnh và xây dựng tâm hồn)

+ Đầy niềm tin vào khả năng của văn học, khả năng tự bồi đắp tâm hồn con người

Kết bài:

Khẳng định sự đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của văn chương đối với đời sống

Đề 2 (trang 93)

Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: "Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh". Hãy bày tỏ ý kiến của em đối với nhận định trên.

Gợi ý:

Mở bài:

- Giới thiệu trích dẫn lời phê bình của nhà phê bình Hoài Thanh: "Thái độ... thơ anh"

- Nêu nhận định của bản thân về ý kiến đó

Thân bài:

- Giải thích ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh:

+ Trình bày một số nguyên nhân thành công của thơ Tố Hữu

+ Do năng khiếu bẩm sinh, truyền thống của gia đình, quê hương

+ Nguyên nhân chính "Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính" dẫn tới sự thành công trong thơ của ông

- Chứng minh nhận định:

+ Nhà thơ Tố Hữu là người toàn tâm, toàn ý với cách mạng, luôn suy nghĩ, trăn trở, lo toan với mọi đau khổ, sướng vui của chặng đường lịch sử.

+ Tình cảm, tâm tư chân thành, thiết tha của nhà thơ cách mạng chính là thi liệu để ông viết nên những vần thơ trữ tình chính trị ấy.

+ Ở nhà thơ Tố Hữu có sự thống nhất, hài hòa giữa con người với thơ ca

(Minh chứng như tác phẩm Việt Bắc, Từ ấy…)

- Thơ Tố Hữu là sự phản chiếu tâm hồn cách mạng vào thơ ca.

Kết bài:

- Khẳng định nhận định của nhà phê bình Hoài Thanh phù hợp với sáng tác của Tố Hữu, phù hợp với lí luận thơ ca.

- Thơ Tố Hữu thành công rực rỡ về thể loại thơ ca cách mạng.