Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam) (trang 55 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Bố cục của tác phẩm gồm 2 phần:
- Phần 1: Ông Năm Hên chèo thuyền xuống đến làng Khánh Lâm bắt sấu
- Phần 2: Chuyện bắt sấu li kì của ông Năm Hên qua lời kể của Tư Hoạch
Câu 1 (trang 55 sgk ngữ văn 12 tập 2)
* Qua đoạn trích, em nhận thấy thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ có những đặc điểm nổi bật như sau:
a, Thiên nhiên vùng u Minh Hạ là một thế giới bao la, kì thú:
+ U Minh đỏ ngòm, rừng tràm xanh biếc, sấu lội từng đàn, miền bạch giá
+ Cà Mau có những con lạch ngã ba mang tên đầu sấu, lưng sấu, bàu sấu
→ Qua cách nhà văn miêu tả, gọi cho người đọc liên tưởng đến nơi đây là một nơi âm u, bí ẩn và vô cùng kì thú.
b, Con người vùng U Minh Hạ: có sức sống mãnh liệt, đậm sâu ân nghĩa, tài ba trí dũng và can trường.
- Hình ảnh ông Năm Hên con người sống phóng khoáng giữa thiên nhiên bao la, với tài năng bắt cá sấu
+ Ông Năm cùng một con xuồng, lọn nhang trầm, hũ rượu, bơi xuồng mà hát “hồn ở đâu đấy
+ Huyền bí mang đậm dấu ấn của con người đất rừng Phương Nam
Câu 2 (trang 55)
Tính cách, tài nghệ của nhân vật ông Năm Hên tiêu biểu cho tính cách con người U Minh Hạ:
- Ông Năm Hên là một người tài ba, cởi mở, đầy bí ẩn: mọi người nhìn thấy ông với ấn tượng ban đầu như thầy tướng pháp.
-Ông có tài phi phàm, mưu kế kì diệu: Ông là thợ bắt cá sấu bằng tay không
+ Sự can trường, dũng cảm, bắt sấu trên khô, không cần lưới
+ Ông bắt 45 con cá sấu còn sống nguyên
- Ông là một người sống giàu nghĩa khí, giàu tình cảm
- Ông còn là người mê ca hát nhưng tiếng hát của ông như ai khóc lóc phẫn nộ
+ Tiếng hát đi kèm với hình ảnh: áo rách vai, tóc rối mù, mắt đỏ ngầu, bó nhang cháy đỏ quơ đi, quơ lại trên tay gợi những đau thương để con người trả giá trên mảnh đất để sinh tồn mảnh đất hoang dại, kì bí.
+ Tiếng hát hóa giải những linh hồn bất hạnh bị cá sấu ăn thịt
→ Hình tượng nhân vật ông Năm Hên được xây dựng mộc mạc, khiêm nhường, giàu tình thương người và mưu trí, can trường.
Tiếng hát chính là tấm lòng sâu nặng tình người của ông, bằng hành động khôn khéo bắt được đàn cá sấu dữ và ông còn "lập đàn giải oan" cho những người xấu số bị cá sấu ăn thịt.
Câu 3 (trang 55)
Những nét đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của nhà văn Sơn Nam trong tác phẩm:
- Tác giả đã sử dụng lối dẫn truyện thô mộc, tự nhiên mà gọn gàng, sáng rõ.
- Ngôn ngữ truyện mang đậm màu sắc Nam Bộ được thể hiện rõ, khắc họa sâu đậm ở những chi tiết chỉ vóc dáng tâm hồn con người, đất rừng, sông nước Cà Mau.
Câu 4 (trang 55)
* Cảm nhận của em về vùng đất và con người miền cực nam của Tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ.
Gợi ý:
Vùng đất và con người miền cực nam của Tổ quốc được thể hiện ở những đặc điểm nổi bật sau:
- Chân chất, thật thà, giàu tình yêu thương giữa con người với con người.
- Chăm chỉ, cần cù, dũng cảm và tài trí trong cuộc đấu tranh sinh tồn, mở mang, xây dựng đất nước
- Những con người hào sảng, luôn hết lòng vì mọi người
Bài trước: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) (trang 48 sgk ngữ văn 12 tập 2) Bài tiếp: Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) (trang 63 sgk ngữ văn 12 tập 2)