Thực hành về hàm ý (trang 80 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Câu 1:
a) Nếu căn cứ vào nghĩa tường minh trong lời đáp của A Phủ đối với câu hỏi của Pá Tra thì:
- A Phủ nói thiếu thông tin số lượng bò bị mất
- Lời đáp thừa về việc lấy súng đi bắt hổ
- Cách trả lời như ngầm thừa nhận việc bò bị mất, hổ ăn thịt, nhưng A Phủ rất khéo léo khi đặt vào đó ý định lấy công chuộc tội, hé mở hi vọng con hổ giá trị hơn nhiều con bò bị mất
b) Khái niệm hàm ý: Hàm ý là nội dung câu hỏi được thể hiện trong nghĩa tường minh, được suy ra từ hiện thực câu chữ, ngữ cảnh
- Cách trả lời của A Phủ vi phạm phương châm về lượng nhằm tạo ra hàm ý
Câu 2 (trang 80)
a) Câu nói của Bá Kiến “tôi không phải cái kho” nói như vậy có hàm ý:
+ Từ chối lời đề nghị xin tiền của Chí Phèo
+ Cách nói vi phạm phương châm cách thức nhằm tạo ra hàm ý
b) Ở lượt nói thứ 2, Bá Kiến nói Chí Phèo đấy hở? Câu hỏi nhưng hành động chào, với hàm ý: anh lại có chuyện gì nữa đây?
+ Rồi làm ăn chứ cứ báo người ta mãi à? Câu hỏi với hành động sai khiến, ý nói Chí Phèo nên lo làm ăn thay vì tới xin tiền như thường lệ.
c) Chí Phèo trong hai lượt lời đầu cố ý nói không đầy đủ nội dung. Phần hàm ý được thể hiện trong lượt lời thứ ba: Tao muốn làm người lương thiện
- Hai lượt lời vi phạm phương châm về lượng, về cách thức: nói thiếu ý và không rõ ràng, không xin tiền thì xin gì
Câu 3 (trang 80)
a) Lượt lời 1: Hình thức câu hỏi nhưng không dùng để hỏi, thực hiện hành động khuyên thực dụng: khuyên ông đồ viết bằng khổ giấy to
- Lượt lời 2: Lượt lời đầu có thêm hàm ý khác: không tin tưởng vào tài văn chương của ông, ý nói văn chương ông viết kém
b) Bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện bởi vì Bà vợ muốn giữ thể diện cho chồng, cũng không muốn ông chịu trách nhiệm với hàm ý câu nói.
Câu 4 (trang 81)
Qua những phần trên để nói một câu có hàm ý, người ta thường dùng những cách thức nói chủ ý vi phạm một (hoặc một số) phương châm hội thoại nào đó, sử dụng cách hành động nói gián tiếp; chú ý vi phạm phương châm về lượng (nói thừa hoặc thiếu thông tin) mà đề tài yêu cầu: chủ ý vi phạm phương châm quan hệ, di chệch đề tài cuộc giao tiếp; chủ ý vi phạm phản cách thức: nói mập mờ, vòng vo, không rõ ràng, rành mạch.
Lựa chọn ý D
Bài trước: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) (trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2) Bài tiếp: Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng) (trang 88 sgk ngữ văn 12 tập 2)