Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) (trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2)
* Bố cục của tác phẩm gồm 2 phần:
- Phần 1 (từ đầu... "chiếc thuyền lới vó đã biết mất"): Hai phát hiện quan trọng của Phùng - nhiếp ảnh gia
- Phần 2 (còn lại): Câu chuyện của người đàn bà làng chài.
Câu 1 (trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đó là về vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa trên biển độc đáo, tinh tế:
+ Bức tranh mực tàu, cảm tưởng như vừa khám phá ra chân lí của sự hoàn thiện, trong khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn
+ Đôi mắt tinh tường, nhà nghề phát hiện ra vẻ đẹp của mặt biển mờ sương.
+ Người nghệ sĩ thấy hạnh phúc khi khám phá và sáng tạo, cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu
+ Sự hài hòa, toàn bích, lãng mạn của cuộc đời khi thấy tâm hồn được thanh lọc
Câu 2 (trang 78)
Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh mang đầy nghịch lí:
+ Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ trong màn sương là người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu
+ Một gã đàn ông thô kệch, dữ dằn, ác độc, xem việc hành hạ, đánh đập vợ như cách để giải tỏa căng thẳng, uất ức và đau khổ.
→ Ẩn sau cái đẹp tưởng như “toàn bích, toàn thiện’ mà người nhiếp ảnh bắt gặp là sự việc thô bạo, vô lí như một trò đùa quái ác của cuộc sống.
- Khi chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ một cách vô lí và thô bạo, nhân vật Phùng đã vô cùng kinh ngạc… Anh vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy ào tới.
Câu 3 (trang 78)
Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện mang ý nghĩa:
+ Câu chuyện về hiện thực đời sống, giúp những người như Phùng hay Đẩu, hiểu được lí do của những điều tưởng như vô lí
+ Người đàn bà chấp nhận chịu bị bạo hành chứ nhất quyết không chịu li hôn.
+ Người đàn bà làng chài có tình yêu thương vô tận với những đứa con, người đàn bà ấy chắt lọc hạnh phúc nhỏ nhoi giữa những đau khổ triền miên.
→ Cái nhìn của người nghệ sĩ với cuộc đời, con người: không thể nhìn nhận dễ dãi, giản đơn về nhưng sự việc trong cuộc sống
Câu 4 (trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Cảm nghĩ về các nhân vật: người đàn bà vùng biển, lão đàn ông độc ác, chị em thằng Phác, người nghệ sĩ nhiếp ảnh. Cụ thể:
* Người đàn bà vùng biển:
- Có ngoại hình xấu xí, thô kệch
- Cuộc đời: thiếu may mắn, lam lũ, cực khổ
- Tính cách: Cam chịu, nhẫn nhục dù bị chồng đánh đập, chửi bới.
- Giàu lòng tự trọng: khi biết hành động vũ phu bị người khách lạ và đứa con biết thì đau đớn, xấu hổ và nhục nhã.
- Người đàn bà là một người sống sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, hiểu chồng, thương con → Người phụ nữ vị tha, giàu đức hi sinh
* Nhân vật người chồng
- Vốn là anh con trai hiền lành nhưng cuộc sống đã biến anh thành người vũ phu, tàn bạo, ích kỉ, đánh đập vợ con.
→ Vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của đau khổ
* Chị em Phác
+ Người chị: yếu ớt nhưng can đảm, là điểm tựa của người mẹ, ngăn cản được hành động dại dột của đứa em.
+ Phác: thương mẹ nhưng chỉ nhìn được sự độc ác, tàn nhẫn của cha, còn bé nên chưa hiểu lẽ đời
→ Hình ảnh những đứa trẻ sống trong bạo lực
* Nghệ sĩ Phùng
+ Là một người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm
+ Người lính vào sinh ra tử nên căm ghét áp bức, bất công, làm mọi thứ vì cái thiện, lẽ công bằng
+ Thấu hiểu, đồng cảm với mọi vui buồn, cay đắng ở đời
→ Anh là một người có tâm hồn nghệ sĩ, giàu lòng trắc ẩn và đầy sự cảm thông, thấu hiểu
Câu 5 (trang 78)
Cách xây dựng cốt truyện của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm có những nét độc đáo:
+ Tạo ra tình huống truyện bất ngờ: phía sau cảnh tượng như mơ là hình ảnh thô bạo của gã đàn ông vũ phu. Điều đó khiến Phùng - một người nghệ sĩ nhạy cảm vô cùng ngạc nhiên.
+ Sau đó, Phùng được chứng kiến hình ảnh những đứa con của người đàn bà hàng chài cư xử trước hành động hung bạo của cha đối với mẹ, tâm hồn nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn nhận
+ Qua cuộc trò chuyện với người đàn bà hàng chài anh hiểu sâu sắc hơn về nguyên nhân của sự cam chịu của người đàn bà ấy
- Ý nghĩa: Qua các xây dựng cốt truyện, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống độc đáo. Ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm.
Tình huống truyện mang ý nghĩa của việc khám phá, phát hiện đời sống
Câu 6 (trang 78)
Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ các nhân vật trong truyện có điểm đáng chú ý:
+ Thông qua nhân vật Phùng, tác giả đã tạo điểm nhìn trần thuật sắc sảo, độc đáo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, thuyết phục
- Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách từng người
- Ngôn ngữ kể chuyện linh hoạt, sáng tạo
Luyện tập
Gợi ý:
Nhân vật trong truyện gợi lên ấn tượng sâu sắc nhất là nhân vật Phùng - một người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp.
- Xuất phát từ trái tim chân thành, tinh tế của người nghệ sĩ chân chính khi đi tìm cái đẹp
- Có sự thấu hiểu, đồng cảm với con người, và đi tìm nguyên nhân sâu xa của vấn đề
- Nhìn ra được vẻ đẹp ẩn giấu sâu bên trong tâm hồn của con người
Bài trước: Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học (Ngữ Văn 12) Bài tiếp: Thực hành về hàm ý (trang 80 sgk ngữ văn 12 tập 2)