Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (hay nhất) > Tây tiến (Quang Dũng) (trang 90 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Tây tiến (Quang Dũng) (trang 90 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Câu 1 (trang 90 sgk ngữ văn 12 tập 1)

- Bài thơ có bố cục gồm 4 đoạn:

+ Đoạn 1 (từ đầu đến thơm nếp xôi): Chặng đường hành quân vất vả gắn với hình ảnh núi rừng hùng vĩ, khắc nghiệt.

+ Đoạn 2 (tiếp đến lũ hoa đong đưa): Kỉ niệm của những người chiến sĩ cách mạng

+ Đoạn 3 (tiếp đến khúc độc hành): Nỗi nhớ đồng đội da diết về những đồng đội của mình

+ Đoạn 4 (còn lại): Nỗi nhớ của Quang Dũng hướng về Tây Tiến

- Mạch cảm xúc của bài thơ: Mở đầu là nỗi nhớ, tiếp theo là kỉ niệm, nỗi nhớ về Tây Tiến và cuối cùng là lời khẳng định mãi gắn bó lòng mình với Tây Tiến.

Câu 2 (trang 90)

Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ thứ nhất và hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên trong đoạn thơ cụ thể như sau:

- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội là biểu tượng của chặng đường hành quân đầy gian khổ:

+ Sông Mã và Tây Tiến là hình ảnh kết tinh nỗi nhớ của chính nhà thơ: nhớ miền Tây và nhớ lính Tây Tiến

+ Địa danh được nhắc tới đó là: Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Mai Châu

+ Đặc điểm hiểm trở, gập ghềnh trong cuộc hành quân: mây, mưa, thác, cọp…

+ Bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc mở ra cuộc hành quân giữa núi cao, vực sâu, rừng thẳm… liên tục xuất hiện trong bài

- Vẻ hoang sơ, dữ dội, ác liệt của Tây Tiến thể hiện rõ bằng thủ pháp nhân hóa, cường điệu (Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người)

+ Bức tranh thiên nhiên làm nổi bật vẻ đẹp kiêu hùng, vượt lên mọi khó khăn, mất mát đau thương của người lính Tấy Tiến.

- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hùng dũng trên nền thiên nhiên:

+ Sự tinh nghịch, dí dỏm của các chàng trai Hà Nội, chiến thắng thiên nhiên, chạm tới đỉnh cao của chiến trường miền Tây

+ Dũng cảm, gan góc, kiên cường của những người lính trên sự dữ dội và bí ẩn của thiên nhiên

+ Hình ảnh bi tráng của người lính Tây Tiến trên chiến trường, coi cái chết nhẹ tựa giấc ngủ

-> Những người lính Tây Tiến giữa núi rừng hiểm trở làm nổi bật lên sự dũng cảm, kiên trung của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến

Câu 3 (Trang 90)

Ở đoạn thơ thứ hai trong bài hiện lên sự duyên dáng, mĩ lệ, thanh bình dưới góc nhìn hào hoa, yêu đời của tác giả:

+ Vẻ đẹp của đêm hội đuốc hoa, xiêm áo rực rỡ, tiếng khèn, điệu nhạc

+ Sự gắn bó thủy chung giữa tình quân dân kháng chiến tình nghĩa Việt- Lào (Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa/ Kìa em xiêm áo tự bao giờ)

+ Nhân vật trung tâm tạo nên những bất ngờ thú vị, thu hút hồn ví những chàng trai Tây Tiến đó là những cô gái e ấp tình tứ trong những điệu múa đong đưa

+ Đó là vẻ đẹp Tây Bắc gắn liền với hình ảnh cô gái Thái chèo thuyền độc mái uyển chuyển, với bông hoa làm duyên trên dòng nước lũ.

- Cảnh và người Tây Bắc trong kí ức của nhà thơ vừa đẹp, vừa có hồn, quyến luyến mà tình tứ

+ Bức tranh 4 có nét đẹp hoang sơ, nên thơ nổi bật hình ảnh con người "dáng người trên độc mộc" đem đến nét đẹp man mác

+ Cái đẹp trong nỗi buồn hiu hắt đặc trưng của miền sơn cước

+ Trong không gian đó nổi lên sự mềm mại, mộng mơ.

Đọc những câu thơ ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, sự tinh tế của những người lính: lãng mạn, hào hoa yêu đời... và trên hết, đó chính là tâm hồn thơ của nhà thơ Quang Dũng.

Câu 4 (trang 90)

Hình ảnh, bức chân dung người lính Tây Tiến được lặp lại trong đoạn thơ thứ ba hiện lên đầy hào hùng, cao đẹp:

+ "Không mọc tóc" sốt rét rừng nên những người lính rụng hết tóc, đây là sự khốc liệt của hoàn cảnh chiến đấu

+ "Quân xanh màu lá": sự khắc nghiệt của điều kiện chiến đấu khiến những người lính xanh xao như màu lá.

+ "Dữ oai hùm" có những nét oai phong hùng mạnh áp đảo kẻ thù (đây là lối miêu tả ước lệ cổ điển)

+ "Dáng kiều thơm" tâm hồn lãng mạn của những người lính Tây Tiến khi nhớ tới người yêu, hậu phương.

-> Những người lính Tây Tiến dù trong khó khăn, gian khổ vẫn kiên cường, dũng cảm và hòa quyện trong đó là sự lãng mạn vốn có.

Câu 5 (trang 90)

Ở đoạn cuối của bài thơ, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả tha thiết, khắc khoải, ám ảnh:

+ "Thăm thẳm, không hẹn ước, một chia phôi" diễn tả nỗi nhớ, lời thề kim cổ: ra đi không hẹn ngày trở về.

+ Nỗi khắc khoải, thương nhớ những ngày đã qua trong quá khứ chiến đấu

+ "Tây Tiến mùa xuân ấy": thời của hào hùng, lãng mạn đã qua

+ "Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi": nhà thơ dành tất cả tình cảm, trái tim cho Tây Tiến và cho quá khứ hào hùng

-> Nỗi nhớ Tây Tiến luôn khắc khoải, thiết tha trong lòng nhà thơ như một minh chứng về sức sống mãnh liệt của kỉ niệm, kí ức về những ngày tháng gian khổ nhưng hào hùng.

Luyện tập

Bài 1 (Trang 90)

Bút pháp được nhà thơ Quang Dũng sử dụng trong bài chủ yêu là bút pháp lãng mạn:

+ Thủ pháp phóng đại, cường điệu, đối lập để tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh và sâu đậm về những cái dữ dội, thơ mộng, tuyệt mĩ

- So sánh với bài thơ Đồng Chí của nhà thơ Chính Hữu:

+ Trong bài thơ "Đồng chí", tác giả sử dụng bút pháp tả thực làm nổi bật vẻ đẹp giản dị, chân chất của những anh lính xuất phát từ vùng quê nghèo.

+ Các chi tiết miêu tả chân dung người lính đều chân thật, giống thực tế, họ luôn cùng lí tưởng chiến đấu nên chia sẻ cùng nhau những gian khổ đời lính.

+ Trong bài thơ "Tây Tiến" của quang Dũng miêu tả, tái hiện hình ảnh Tây Bắc dữ dội, hoang sơ nhưng lại hết sức mơ mộng

+ Nhà thơ chú trọng đến nét độc đáo, khác thường làm nổi bật vẻ hào hoa, kiêu hùng của người lính

Bài 2 (Trang 90)

Chân dung người lính Tây Tiến:

- Người lính Tây Tiến mang một vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn có sức lôi cuốn với người đọc

- Dưới ngòi bút của nhà thơ Quang Dũng những người lính Tây Tiến hiện lên thật oai phong, dữ dội khác thường

- Những cái gian khổ, thiếu thốn có thể làm hao mòn, tiều tụy dáng hình bên ngoài nhưng sức mạnh nội lực từ bên trong của họ khiến mọi người cảm phục

+ Trong khó khăn họ vẫn luôn hướng về những điều tốt đẹp và lãng mạn

- Chất bi tráng của người lính Tây Tiến:

+ Nhà thơ nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không hề bi lụy, đau thương trái lại còn kiên cường và rất lãng mạn

+ Khi nói về cái chết, nhà thơ miêu tả thật sang trọng, cái chết tạo ra sự cảm thương sâu sắc từ thiên nhiên.

+ Phản ánh sự kết hợp tài tình hình tượng tập thể người lính Tây Tiến với sự miêu tả vẻ đẹp tinh thần của con người

-> Hình ảnh người lính Tây Tiến được miêu tả mang đậm chất bi tráng, chói ngời vẻ đẹp lý tưởng, mang dáng dấp của người anh hùng thời đại.