Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (hay nhất) > Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê) (trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê) (trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2)

* Bố cục của tác phẩm gồm 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu... "ông lão và con thuyền"): Cuộc chiến đấu của ông lão Xan-ti-a-gô

- Phần 2 (còn lại): Xan-ti-a-go mang thành phẩm trở về

Câu 1 (trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Hình ảnh con cá kiếm được miêu tả lặp đi lặp lại trong đoạn văn mang nhiều hàm ý:

+ Mặc dù đã ba ngày hai đêm theo đuổi con cá kiếm nhưng ông lão chưa nhìn thấy con cá

+ Ông cảm nhận con cá qua sợi dây, qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ gần tới xa. Có thể thấy được ông lão là một lão ngư giàu kinh nghiệm

+ Hình ảnh của con cá chính là khát vọng, là hoài bão của con người. Con người luôn nỗ lực, bền bỉ theo đuổi ước mơ của mình.

Câu 2 (trang 135)

Bằng sự nhạy bén, nhiều năm kinh nghiệm, ông lão đã huy động mọi khả năng vào cuộc chiến

+ Về thị giác: Ông phán đoán con cá thông qua đường bơi nghiêng, sức căng của sợi dây

+ Về xúc giác: Ông cảm nhận được từng cử động của nó qua sợi dây

+ Ông đã đâm trúng con cá, nó vụt lên khỏi mặt nước, phô hết vẻ khổng lồ và chút sức lực cuối cùng của mình.

→ Các chi tiết được sắp xếp theo trình tự cuộc chinh phục cá kiếm, từ quan sát, cảm nhận khi con cá cố vùng vẫy để thoát rồi sau đó tới gần hơn.

Câu 3 (trang 135)

Đoạn trích: Ông lão cảm nhận con cá với cảm xúc của kẻ đi săn, muốn giết đối thủ nhưng lại coi đối thủ như người xứng tầm, người anh em, cảm phục nó

+ Lời thoại thân mật với cá: đừng nhảy, cá ơi, tao chưa từng thấy … anh em ạ → Coi con cá như con người

+ Chiêm ngưỡng vẻ đẹp vốn có của con cá kiếm.

+ Thán phục hành động chấp nhận cuộc chiến với nó (Con cá có thể sẽ làm đứt dây câu, hoặc lật thuyền)

- Mối quan hệ ông lão và con cá là một mối quan hệ đa chiều, phức tạp

+ Mối quan hệ giữa người đi câu – con mồi được câu

+ Hai đối thủ cân sức, cần tài

+ Hai người bạn chí cốt

+ Cái đẹp, người thưởng thức cái đẹp

+ Cách đối xử con người với môi trường

Câu 4 (trang 135)

So sánh hình ảnh con cá trước khi chết và sau khi chết


Con cá trước khi chếtCon cá sau khi chết

- Khổng lồ, đẹp: đuôi lớn hơn hai lưỡi hái lớn, màu tím hồng, thân hình đồ sộ

- Phẩm chất: kiên cường, khôn ngoan, chịu đựng…

→ Mang tầm vóc, vẻ đẹp, sự oai hùng, kì vĩ, duyên dáng

- Vẫn mang nét kiêu hùng:

+ Cố vùng vẫy, nhô lên phô diễn cái đẹp, không chấp nhận cái chết

+ Con cá trắng bạc, thẳng đơ, bồng bềnh trôi theo sóng

→ Dù chết nhưng con cá vẫn hiện lên rất kiêu hùng, kì vĩ.

Luyện tập

Bài 1 (trang 135)

Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có nguồn gốc trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm thì đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật Xan-ti-a-gô

- Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:

+ Người đọc hình dung được sự việc đang diễn ra trực tiếp

+ Hình thức đối thoại chứng tỏ Xan-ti-a-go chiêm ngưỡng được con cá kiếm như một con người

+ Vẻ đẹp của con người khi chinh phục, hoàn thiện giấc mơ của mình

→ Hình tượng ông lão và con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng, gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm

→ Hình tượng ông lão và con cá kiếm mang nghĩa biểu tượng, gợi lên triết lí tảng băng trôi của tác giả

Câu 2 (Trang 315)

Cách dịch "Ông già và biển cả" hay hơn lối dịch nguyên văn “Ông già và biển”. Với cách dịch này đã tạo nên nhịp cân xứng của tiêu đề, không chỉ thế, tiêu đề này gợi lên cho người đọc sự đối lập của hai hình tượng:

+ Người già cả, sức yếu > < biển lớn, bao la, dữ dội

+ Con người có hạn > < tự nhiên vô hạn

+ Con người và tự nhiên song song cùng tồn tại