Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (hay nhất) > Thực hành về hàm ý (tiếp theo) (trang 99 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Thực hành về hàm ý (tiếp theo) (trang 99 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Câu 1 (trang 99 sgk ngữ văn 12 tập 2)

a, Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin, ông Lí đáp lại bằng hành động mỉa mai thói quen nặng về tình cảm yếu đuối, hay thiên vị cá nhân.

Bằng hành động mỉa mai đó, ông Lí đã kiên quyết từ chối lời van xin của bác Phô.

b, Lời đáp của ông lí (một cách gián tiếp) là lời từ chối có ý khước từ sự van xin, mỉa mai thói đàn bà yếu đuối của bác

→ Chọn đáp án D

Câu 2 (trang 99)

a, Câu hỏi đầu tiên của Từ không nhằm hỏi thời gian mà quan trọng hơn hàm ý nhắc khéo tới ngày đi nhận nhuận bút

b, Câu nhắc khéo của Từ (lượt lời thứ hai) thực chất có hàm ý: nhắc khéo Hộ về việc đến hạn trả tiền sinh hoạt

c, Ở cả hai lượt lời Từ tránh nói trực tiếp đến những vấn đề "cơm áo gạo tiền":

+ Từ hiểu chồng đã phải chịu nhiều áp lực khó khăn trong cuộc sống: rời bỏ mộng văn chương vì hiện thực

+ "Cơm áo gạo tiền" là vấn đề tế nhị với Hộ, vì nó anh phải hi sinh nhiều thứ trong đời trai trẻ của mình.

→ Từ khéo léo tránh đi sự khó chịu cho chồng

Câu 3 (trang 98)

- Lớp nghĩa tường minh trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh nói về sóng biển

- Lớp nghĩa hàm ý: nói về người con gái khi yêu

- Sóng là tín hiệu thẩm mĩ, từ ngữ nói về sóng có lớp nghĩa thứ hai nói về tình yêu lứa đôi

+ Các lớp nghĩa hòa quyện với nhau trong suốt bài thơ, tác phẩm văn học dùng cách thể hiện hàm ý thì sẽ nổi bật đặc trưng tính hình tượng, giàu hàm súc, ý nghĩa.

Câu 4 (trang 100)

Đáp án D: Tùy từng ngữ cảnh mà hàm ý có một hay một số tác dụng.

Câu 5 (trang 100)

Câu trả lời hàm ý của câu hỏi “Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không? "

- Ai mà chẳng thích → tớ thích lắm

- Hàng chất lượng cao đấy → hay lắm, tớ thích

- Xưa cũ như Trái Đất rồi → không thích

- Ví đem vào… nhường cho ai → tớ thích