Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) (trang 146 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Câu 1 (trang 146 sgk ngữ văn 12 tập 1):
Trong bài thơ, hình ảnh con tàu và Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thể còn có ý nghĩa biểu tượng đó là:
- Khát vọng, ước mơ tới những vùng đất xa xôi rộng lớn của đất nước
- Tâm hồn nhà thơ rộng mở với ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật
"Tây Bắc" có nghĩa thực chỉ miền đất vùng cao phía tây bắc đất nước, đây còn là:
- Biểu tượng cho những miền đất xa xôi của đất nước, nơi có cuộc sống gian lao nhưng nặng tình, nặng nghĩa.
- Tây Bắc là Tổ Quốc, ghi dấu kỉ niệm thời kháng chiến
- "Tiếng hát con tàu" là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ, hăm hở, sôi nổi của tuổi trẻ trong hành trình đến Tây Bắc
- Bốn câu đề từ: cuộc hóa thân kì diệu trong tâm hồn nhà thờ, nói lên được sự gắn bó máu thịt giữa thi nhân với đất nước và cuộc đời
Câu 2 (trang 146):
Bố cục của tác phẩm gồm 3 phần:
- Phần 1 (2 khổ đầu) sự trăn trở, lời vẫy gọi lên đường
- Phần 2 (9 khổ giữa): khát vọng với nhân dân, ghi dấu nhiều kỉ niệm nghĩa tình trong kháng chiến
- Phần 3 (phần còn lại): khúc hát của niềm tin, hi vọng
* Bố cục chia làm 3 phần thể hiện sự vận động tâm trạng chủ thể trữ tình, phần đầu có sự lưỡng lự, trăn trở, phần tiếp theo là dòng hoài niệm với cảm xúc thiết tha, biết ơn. Đoạn cuối là niềm vui sôi nổi, rạo rực
Câu 3 (Trang 146):
* Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong hai khổ thơ đầu:
- Hình ảnh so sánh sinh động, thân thuộc:
+ Gặp lại nhân dân như nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai
+ Trẻ thơ gặp sữa
+ Chiếc nôi gặp cánh tay đưa
→ Hình ảnh so sánh thể hiện được sự gần gũi, gắn bó với nhân dân- ngọn nguồn của sự sống.
Câu 4 (trang 146):
Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm nhà thơ được thể hiện qua những con người cụ thể đó là:
+ Những anh du kích
+ Thằng em liên lạc
Nhân dân Tây Bắc hiện lên trong hồi ức của nhà thơ qua hình ảnh những con người cụ thể một lòng một dạ chiến đấu, sẵn sàng hi sinh cho cuộc kháng chiến
+ Người anh du kích: hiện lên với chiếc áo nâu rách, cởi lại cho con → tạo ấn tượng mạnh mẽ, xúc động về sự hi sinh cao cả.
+ “Thằng em liên lạc” (xưng hô thân tình, ruột thịt) đã xông xáo vào rừng thưa, rừng rậm, từ bản Na qua bản Bắc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao liên suốt 19 năm ròng rã.
+ Hình ảnh người mẹ nuôi quân: thức mùa dài, nuôi dưỡng bộ đội như con- tấm lòng người dân Tây Bắc đối với Cách mạng
→ Qua đó tác giả muốn thể hiện tình yêu thương sâu nặng, đằm thắm với mảnh đất mình đã qua, những câu thơ thể hiện tình cảm đậm sâu với những mảnh đất đã đi qua.
Từ những cảm xúc suy tư về sự chuyển hóa kì diệu của tâm hồn đúc kết thành triết lí, đó là nét độc đáo trong phong cách thơ Chế Lan Viên
Câu 5 (trang 146):
Những câu thơ thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lí của nhà thơ Chế Lan Viên đó là:
"Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương"
Đoạn thơ thể hiện chất triết lí, suy tưởng của nhà thơ: các sự vật, hiện tượng đều có một mối quan hệ khăng khít với nhau, như người nghệ sĩ gắn bó với nhân dân. Tình yêu ở đây là tình cảm lớn, giữa anh - em, và tình yêu quê hương, đất nước.
Câu 6 (trang 146):
Nhận xét và đánh giá nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của nhà thơ Chế Lan Viên trong bài thơ. Nhà thơ Chế Lan Viên đã có những sáng tạo trong các hình ảnh có tính triết lý, suy tưởng:
- Hình ảnh đa dạng, phong phú, chân thực gắn liên với những chi tiết cụ thể
- Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng
- Sử dụng kết hợp các biện pháp ẩn dụ, so sánh
- Hình ảnh được sắp xếp theo chuỗi, có tính suy tưởng, triết lí
Bài trước: Dọn về làng (Nông Quốc Chấn) (trang 141 sgk ngữ văn 12 tập 1) Bài tiếp: Đò lèn (Nguyễn Duy) (Trang 149 sgk ngữ văn 12 tập 1)