Sóng (Xuân Quỳnh) (trang 156 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Bố cục của bài thơ gồm 3 phần:
Phần 1 (2 khổ đầu) mối quan hệ giữa sóng và tình yêu
Phần 2 (4 khổ tiếp): tình yêu, nỗi nhớ của người con gái khi yêu
Phần 3 (còn lại) khát vọng được yêu thương, thấu hiểu
Câu 1 (trang 156 sgk ngữ văn 12 tập 1):
Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ xao xuyến, rộn ràng, được tạo bởi các yếu tố:
- Những câu thơ được viết bởi năm chữ ngắn gọn
- Nhịp thơ lúc nhịp nhàng, lúc dồn dập
- Vần thơ: đa dạng, linh hoạt bằng các vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các đợt sóng nối tiếp nhau.
Câu 2 (trang 156):
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ chính là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng gợi lên âm hưởng sóng biển: dạt dào, nhẹ nhàng
- Song hành hai hình tượng “sóng” và “em” diễn tả chân thực tình yêu đôi lứa
+ Trong khổ thơ 1 và 2, sóng được đặt trong những trạng thái đối cực: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ gợi sự liên kết trạng thái tâm lí của tình yêu
"Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể"
+ Hành trình của sóng chính là khát vọng tìm đến cái rộng lớn, cao cả - biển cả
→ Khát vọng chinh phục tình yêu, khát vọng muôn đời của con người
- Khổ 3 và khổ 4, hình tượng sóng, nhà thơ nhận thức về tình yêu của mình- tình yêu sánh ngang biển lớn, cuộc đời.
+ Nhà thơ đã đặt câu hỏi hoài nghi, băn khoăn về nguồn cội của sóng, của tình yêu thương nhưng bất lực khi không thể tìm ra câu trả lời.
- Khổ thơ 5 và 6: Nỗi nhớ trong tình yêu được so sánh bằng những liên tưởng độc đáo, thú vị
+ Nỗi nhớ trong lòng người con gái đang yêu: thao thức khi ngủ, thức, da diết, mãnh liệt
Trong nỗi nhớ da diết, nhà thơ thể hiện được sự thủy chung tuyệt đối, niềm tin son sắt vào tình yêu- cuộc sống, tình yêu nào cũng tới bến bờ hạnh phúc
- Khổ 8: Câu thơ mang màu sắc triết lí, thể hiện sự trăn trở, lo âu.
+ Sự khao khát hạnh phúc hiện tại, ý thức sâu sắc sự hữu hạn của đời người và sự mong manh bền chặt của tình yêu
- Khổ 9: Ước nguyện chân thành được hòa mình vào biển lớn, tình yêu và cuộc đời
+ Khát vọng sống hết mình cho tình yêu với sự hi sinh, hiến dâng
Câu 3 (trang 156):
Giữa sóng và em có mối quan hệ tương đồng, sóng ẩn dụ cho tình yêu cũng như tâm hồn nhân vật “em”
+ Sóng và em khi thì hòa hợp, lúc lại tách rời
+ Kết cấu song hành làm tăng hiệu quả của nhận thức, khám phá chủ thể trữ tình, tình yêu thủy chung, bất diệt
- Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch của cảm xúc, của suy nghĩ: cô gái nhìn ra biển cả, quan sát và suy ngẫm về tình yêu, những chuyển biến rất tinh tế
Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn, với những con sóng. Cụ thể nét tương đồng đó là:
+ Sự đa dạng muôn màu sắc, trạng thái: dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ
+ Không rõ cội nguồn, không thể định nghĩa, lý giải được
+ Sự mãnh liệt, sâu sắc trong khát khao sống, yêu thương
+ Sự chung thủy, gắn bó lâu bền
→ Sóng và em là sự cộng hưởng trọn vẹn trong suốt bài thơ, trải qua nhiều cung bậc tình yêu để hòa quyện vào nhau
→ Hình tượng sóng là ước vọng đời thường của người phụ nữ trong tình yêu.
Câu 4 (trang 157):
Bài thơ là lời tự bộc bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Những đặc điểm cụ thể trong tâm hồn đó:
- Một tâm hồn sôi nổi, mạnh mẽ, khao khát yêu thương
- Một tâm hồn luôn thấu hiểu, thủy chung với tình yêu
- Một tâm hồn bộc trực, thành thực bày tỏ tình yêu nhưng vẫn đầy nữ tính, chung thủy
Luyện tập
Có nhiều bài thơ, câu thơ so sánh tình yêu với sóng và biển. Những câu thơ, bài thơ đó là:
+ Khúc thơ tình người lính biển (Trần Đăng Khoa)
+ Biển (Xuân Diệu)
+ Hai nửa vầng trăng (Hoàng Hữu),...
Bài trước: Thực hành một số phép tu từ cú pháp (trang 150 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1) Bài tiếp: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận (Trang 158 - Ngữ văn 12)