Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập - Sinh học 12 (ngắn nhất)
Phần 1: Câu hỏi thảo luận
Câu hỏi Sinh 12 Bài 9 trang 38: Dựa vào đâu mà Menđen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền trong thí nghiệm trên lại phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử?
Đáp án:
Để có thể đi đến kết luận như vậy Menđen đã
- Xét riêng từng tính trạng:
Vàng/ xanh = 3/1
Trơn/ nhăn = 3/1
- Khi xét chung:
(vàng: xanh) x (trơn: nhăn) = tỉ lệ đề bài
⇒ Kết quả phép lai là tích tỉ lệ của sự phân li riêng rẽ của từng tính trạng ⇒ phân li độc lập.
Câu hỏi Sinh 12 Bài 9 trang 40: Giả sử các cặp gen khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Hãy điền tiếp các số liệu vào chỗ có dấu (?) trong bảng 9 và rút ra công thức tổng quát cho tỉ lệ các loại giao tử, kiểu gen, kiểu hình, … trong phép lai n tính trạng.
Đáp án:
Bảng 9. Công thức tổng quát cho các phép lai nhiều tính trạng
Số cặp gen dị hợp tử (F1) | Số loại giao tử của F1 | Số loại kiểu gen ở F2 | kiểu hình ở F2 | Tỉ lệ kiểu hình ở F2 |
1 | 2 | 3 | 2 | 3: 1 |
2 | 4 | 9 | 4 | 9: 3: 3: 1 |
3 | 8 | 27 | 8 | 27: 9: 9: 9: 3: 3: 3: 1 |
… | … | … | … | … |
n | 2n | 3n | 2n | (3: 1)n |
Phần 2: Câu hỏi và bài tập
Câu 1 trang 41 Sinh học 12: Nêu điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân li độc lập của Menđen.
Đáp án:
Điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân li độc lập của Menđen:
- Mỗi tính trạng do 1 cặp gen có 2 alen quy định và gen quy định các tính trạng đó nằm trên NST thường khác nhau.
- Mối quan hệ của 2 alen 1 quy định tính trạng là trội – lặn hoàn toàn.
- Số lượng con lai phải lớn.
- Quá trình giảm phân tạo giao tử diễn ra bình thường, không xảy ra đột biến.
- Quá trình thụ tinh là ngẫu nhiên.
- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và sức sinh sản như nhau.
- Sự tác động của gen nên sự biểu hiện kiểu hình là không phụ thuộc vào gen còn lại.
Câu 2 trang 41 Sinh học 12: Nêu các điều kiện cần có để khi lai các cá thể khác nhau về hai tính trạng sẽ thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 9: 3: 3: 1.
Đáp án:
Điều kiện cần có để khi lai các cá thể khác nhau về hai tính trạng sẽ thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 9: 3: 3: 1 như sau:
- Mỗi tính trạng do 1 cặp gen có 2 alen quy định và gen quy định 2 tính trạng đó nằm trên NST thường khác nhau.
- Mối quan hệ của 2 alen quy định 1 tính trạng là trội – lặn hoàn toàn.
- Số lượng con lai phải lớn.
- Quá trình giảm phân tạo giao tử diễn ra bình thường, không xảy ra đột biến.
- Quá trình thụ tinh là ngẫu nhiên.
- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và sức sinh sản như nhau.
- Sự tác động của gen nên sự biểu hiện kiểu hình là không phụ thuộc vào gen còn lại.
- Bố mẹ đem lai phải dị hợp về cả 2 cặp gen.
Câu 3 trang 41 Sinh học 12: Làm sao để biết được hai gen nào đó nằm trên hai NST tương đồng khác nhau nếu chỉ dựa trên kết quả của các phép lai?
Đáp án:
Để biết được hai gen nào đó nằm trên hai NST tương đồng khác nhau nếu chỉ dựa trên kết quả của các phép lai ta làm theo 2 bước như sau:
- Bước 1: Xét sự di truyền riêng rẽ từng cặp tính trạng
- Bước 2: Xét sự di truyền đồng thời:
+ Nếu tỉ lệ từng kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó ⇒ là PLĐL hay 2 gen nằm trên 2 NST tương đồng khác nhau
+ Nếu khác ⇒ 2 gen không nằm trên 2 NST tương đồng khác nhau (có thể là nằm trên NST giới tính, có thể 2 gen cùng nằm trên 1 NST tương đồng…)
Câu 4 trang 41 Sinh học 12: Giải thích vì sao không thể tìm được 2 người có kiểu gen giống hệt nhau trên Trái Đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng.
Đáp án:
Giải thích:
- Xét ở mức NST: bộ NST của người 2n = 46 (có 23 cặp)
⇒ số biến dị tổ hợp = 223
- Xét ở mức phân tử: mỗi NST mang rất nhiều gen (tổng số gen có ở người khoảng 25 nghìn) ⇒ khả năng để 2 người có kiểu gen giống hệt nhau là rất khó.
⇒ Điều cần chứng minh.
Câu 5 trang 41 Sinh học 12: Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Quy luật phân li độc lập thực chất nói về
A. sự phân li độc lập của các tính trạng.
B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9: 3: 3: 1.
C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.
D. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.
Đáp án:
Đáp án đúng là: D. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.
Bài trước: Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li - Sinh học 12 (ngắn nhất) Bài tiếp: Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen - Sinh học 12 (ngắn nhất)