Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Sinh 12 (ngắn nhất) > Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi - Sinh học 12 (ngắn nhất)

Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi - Sinh học 12 (ngắn nhất)

Phần 1: Câu hỏi thảo luận

Câu hỏi Sinh 12 Bài 27 trang 119: Quan sát hình 27.1 và cho biết đặc điểm nào là đặc điểm thích nghi của con sâu trên cây sồi? Giải thích.

Đáp án:

- Đặc điểm thích nghi của con sâu trên cây sồi là hiện tượng hoàn thiện khả năng thích nghi của sinh vật qua các thế hệ.

- Giải thích: Con sâu luôn có cơ chế thay đổi các đặc điểm bên ngoài sao cho giống với màu sắc, hình dạng nơi nó sống. Cụ thể như, vào mùa xuân con sâu có màu vàng, hình dạng giống hoa sồi; vào mùa hạ, thế hệ sâu sống có màu xanh và hình dạng giống thân cây. Với sự biến đổi đó giúp cho nó dễ dàng hòa lẫn trong môi trường sống → để lẩn trốn kẻ thù.

Phần 2: Câu hỏi và bài tập

Câu 1 trang 122 Sinh học 12: Hãy sưu tập các hình ảnh về các đặc điểm thích nghi và giải thích đặc điểm đó đem lại giá trị thích nghi như thế nào đối với sinh vật đó.

Đáp án:

VD1:

Hình cảnh con bọ lạ có thân màu xanh, cánh có hình dạng giống lá cây → để lẩn trốn kẻ thù.

Câu 1 trang 122 Sinh học 12 ảnh 1

VD2: Gấu Bắc Cực có bộ lông trắng dễ hòa với màu của tuyết để lẩn trốn. Tới mùa ấm thì màu lông chuyển dần sang màu xám; lớp mỡ dày và đặc tính ngủ đông để tránh rét.

Câu 1 trang 122 Sinh học 12 ảnh 2

Câu 2 trang 122 Sinh học 12: Hãy đưa ra một giả thuyết giải thích quá trình hình thành một quần thể cây có khả năng kháng lại một loài côn trùng từ một quần thể ban đầu bị sâu phá hoại.

Đáp án:

- Do đột biến gen hoặc đột biến NST làm hình thành kiểu gen tạo ra sản phẩm là một loại chất độc có khả năng kháng lại côn trùng gây hại, đột biến này không làm cho thể đột biến bị chết.

- Khi bị sâu phá hoại, các cây bình thường sẽ bị chết hoặc giảm mạnh về sức sống cũng như sức sinh sản. Nhưng bù lại, các thể đột biến sẽ không bị ảnh hưởng bởi sâu hại → các cá thể mang đột biến còn sống sót qua các thế hệ, các cá thể bình thường sẽ chết → tính trạng kháng côn trùng sẽ được di truyền qua các thế hệ sau → hình thành quần thể có khả năng kháng côn trùng sống và đẻ trứng.

Câu 3 trang 122 Sinh học 12: Vì sao các loài nấm độc lại thường có màu sắc sặc sỡ?

Đáp án:

* Các loài nấm độc lại thường có màu sắc sặc sỡ là dấu hiệu để cảnh báo các loài động vật khác. Bởi khi các loài động vật ăn phải các cây nấm độc có màu sặc sỡ thì sau đó chúng sẽ không tiến lại gần và ăn các giống nấm này nữa ⇒ nấm được bảo vệ khỏi các loài động vật đó.

Câu 4 trang 122 Sinh học 12: Một số loài sinh vật có các đặc điểm giống các đặc điểm thích nghi của loài sinh vật khác, người ta gọi đó là đặc điểm “bắt chước”. Ví dụ một số loài côn trùng không có chất độc lại có màu sắc của loài côn trùng chứa chất độc. Đặc điểm bắt chước đó đem lại giá trị thích nghi như thế nào đối với các loài côn trùng không có chất độc tự vệ?

Đáp án:

- Đặc điểm bắt chước đó có giá trị tự vệ tương tự như khả năng tự vệ của các loài sinh vật mà nó bắt chước. Bởi, màu sắc hoặc hình dạng bên ngoài của sinh vật đó đã làm cho các sinh vật tấn công hình thành phản xạ “tránh xa” đối với chúng → sinh vật bắt chước cũng sẽ được bảo vệ dựa vào cơ chế này.

Câu 5 trang 122 Sinh học 12: Vì sao lúc đầu ta dùng một loại hóa chất thì diệt được tới trên 90% sâu tơ hại bắp cải nhưng sau nhiều lần phun thuốc thì hiệu quả diệt sâu của thuốc lại giảm dần?

Đáp án:

Giải thích: Do trong quá trình sống, sâu tơ hại bắp cải hình thành các đột biến kháng thuốc trừ sâu → các đột biến này thích nghi với điều kiện sống mới nên được giữ lại và phát triển thành nhiều cá thể ở những thế hệ sau → càng trải qua nhiều thế hệ, số cá thể mang đột biến này càng nhiều dần lên → Vì vậy, hiệu quả diệt sâu của thuốc diệt này sẽ giảm dần.